Theo ông Tô Đức, cả nước có hơn 22.000 nạn nhân của bom mìn thuộc đối tượng trợ giúp xã hội đều đã được hưởng các chính sách. Tuy nhiên, do thiếu lực lượng chuyên trách nên việc khảo sát, nghiên cứu nhu cầu cần trợ giúp của nạn nhân bom mìn ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, nhất là việc hỗ trợ các nạn nhân tiếp cận với các chính sách trợ giúp về y tế, chỉnh hình và sinh kế.
tin liên quan
Xử lý an toàn quả bom 225 kg gần khu dân cưSáng 27.12, đơn vị thi công rà phá bom, mìn vật nổ thuộc Công ty xử lý bom, mìn vật nổ 319 (Bộ Quốc phòng) cho biết đã phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên xử lý an toàn quả bom nặng khoảng 225 kg còn sót lại sau chiến tranh.
“Tới đây Bộ LĐ-TB-XH sẽ thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận tâm tư, nguyện vọng của những nạn nhân bom mìn cần được trợ giúp, hỗ trợ. Cán bộ trực đường dây nóng sẽ trực tiếp tư vấn và tổng hợp, sau đó có những chính sách hỗ trợ kịp thời giúp nạn nhân bom mìn ổn định cuộc sống”, ông Đức nói.
Theo đại tá Nguyễn Hạnh Phúc, Phó tổng giám đốc Trung tâm hành động bom mìn quốc gia VN, ước tính số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn trên tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha (chiếm 18,82% diện tích cả nước).
Hiện số bom mìn, vật liệu chưa nổ còn nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành, trong đó tập trung nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm chết hơn 40.000 người và 60.000 người khác bị thương.
Đại diện Bộ LĐ-TB-XH cho biết Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã đặt ra mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu nạn nhân bom mìn toàn quốc; hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng cho khoảng 1.000 nạn nhân; hỗ trợ sinh kế học nghề cho khoảng 500 nạn nhân để tái hòa nhập cộng đồng...
Bình luận (0)