'Thương hiệu' Tam giác vàng

'Vua ma túy' Khun Sa nổi tiếng toàn thế giới cho đến thập niên 1990 với 15.000 binh sĩ, mỗi năm cung cấp 'cái chết trắng' trên 60% thị phần toàn cầu từ một nơi khét tiếng: Tam giác vàng.

Dưới danh nghĩa đấu tranh giành quyền tự trị cho bộ tộc Shan ở Myanmar, người con trai của một tướng Quốc dân đảng Trung Hoa lưu vong này đã trở thành một bạo chúa đồng thời là tội phạm bị truy nã toàn cầu với tiền treo thưởng lên đến nhiều triệu USD. Cuối thập niên 1990, ông ta ra đầu hàng chính phủ Myanmar và đến năm 2007 qua đời vì bạo bệnh tại Yangon.

tin liên quan

Bài toán xe máy ở Myanmar
Lệnh cấm xe máy ở cố đô Yangon của Myanmar ngày càng tỏ ra bất cập sau 15 năm ban hành. Kể từ năm 2003, xe máy bị cấm ở TP.Yangon, 6 khu vực trung tâm cũng hạn chế xe đạp điện và xe đạp.
Khun Sa không còn, nhưng một vùng tam giác rộng lớn giáp giới 3 nước Lào - Thái - Myanmar đã trở nên nổi tiếng khắp năm châu. Và một nước có tiếng với nền công nghiệp du lịch như Thái Lan và cả Myanmar đã không bỏ qua cơ hội này: Xây dựng cây cầu Hữu nghị nối liền 2 tỉnh Mea Sai và Chiang Rai giữa hai nước, biến Tam giác vàng thành một điểm du lịch, giải trí hấp dẫn.
Một bảo tàng về ma túy đã được thành lập với mô hình thể hiện quá trình sản xuất, chế biến chất gây nghiện (du khách không được chụp ảnh), một khu resort 5 sao mang tên Golden Triangle cùng nhiều nhà hàng, khu bán đồ lưu niệm mọc lên nhanh chóng. Bên phía Mea Sai của Myanmar là các khu giải trí cao cấp và cả một casino luôn tấp nập. Cùng đó là một ngôi chùa đồ sộ với tượng Phật bằng đồng, các tượng voi được xây dựng ở bản Therd Thai tại ngã ba sông Ruek và Mê Kông, làm nơi hành hương cho du khách ngay tại biên giới của 3 nước. Phía Lào, bên kia sông Mê Kông nay cũng trở thành điểm du lịch, casino và các dịch vụ đưa du khách qua lại sông bằng ca nô khá nhộn nhịp.
Từ 2010 đến nay, mỗi năm có hơn 3 triệu du khách tứ xứ đến Tam giác vàng. Những con đường mở rộng đến 4 làn xe đã được người Thái đầu tư nối dài từ Chiang Rai lên (khoảng 80 km). Nhờ danh tiếng Tam giác vàng, giờ đây thành phố Chiang Rai lại có thêm những cái tên hấp dẫn: “Thành phố thiên thần” hay “Thành phố của nụ cười” luôn đông nghẹt khách du lịch Âu - Mỹ hằng đêm. Thu nhập từ du lịch và dịch vụ đang làm thay đổi từng giờ cuộc sống ở Tam giác vàng và các vùng phụ cận. Cái xô bồ của cuộc sống hiện đại đan xen với những di sản lịch sử, tôn giáo, nhưng luôn bổ trợ cho nhau trên đường đến Tam giác vàng, khiến nền công nghiệp du lịch Thái Lan thêm nhiều màu sắc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.