Với những ai quan tâm đến nền Phật giáo đương đại Việt Nam, chắc hẳn đều biết tới Thượng tọa Thích Nhật Từ. Thầy không chỉ là nhà cải cách Phật giáo hiện đại, người chủ trương nhập thế, nhà diễn thuyết, nhà hoằng pháp mà còn là một tác giả, dịch giả kinh điển, nhà hoạt động xã hội tâm huyết. Thầy Thích Nhật Từ được coi là người có công lớn trong việc kêu gọi Tăng ni, Phật tử Việt Nam quay trở về để bảo tồn và phát huy những tinh hoa Phật giáo nước nhà.
Quan điểm Phật giáo tiến bộ, thuần Việt và gần gũi với chúng sinh của Thầy cũng được thể hiện trong việc tích cực biên soạn hàng ngàn sách Kinh Phật bằng quốc ngữ, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động truyền bá tôn giáo.
|
Chữ hiếu xưa và nay liệu đã được thực hành đúng cách?
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý ngàn đời của người Việt Nam. Tuy vậy, theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, chữ hiếu trong dân gian và trong Phật giáo hiện nay được diễn dịch và thực hành hoàn toàn khác nhau.
Vốn xuất phát từ truyền thống lâu đời, đạo hiếu trong nhân gian có phần nặng hơn về sự phụng dưỡng vật chất, mối hòa hợp tinh thần được chú trọng ở mức tương đối. Các bậc con cái thường cho rằng chỉ cần mang lại cho cha mẹ một cuộc sống no ấm, đủ đầy lúc về già và hương khói chu đáo lúc người nằm xuống là đã làm tròn bổn phận.
Dưới góc nhìn Phật giáo, chữ hiếu có phần rộng hơn, sâu xa hơn khi hướng đến sự mạc khải, siêu thoát, bên cạnh thể hiện bổn phận theo thường pháp. Ngoài việc cung phụng cha mẹ về mặt vật chất và an ủi tinh thần, phận làm con phải giúp cha mẹ thực hành thiện pháp: đến với Tam bảo, tin vào luật nhân quả, giữ tịnh giới, từ bỏ sân si, và sống hướng thiện để đạt đến an lạc trong thẳm sâu tâm hồn.
Chữ hiếu trong Phật giáo còn được thể hiện ở một tầng cao hơn khi cha mẹ đã về nơi chín suối. Thay vì tổ chức cúng tế ồn ào, tốn kém, con cái nên vượt qua được cảm xúc tiếc thương trần tục để quan tâm đến sự siêu thoát cho vong linh những người đã khuất. Đây cũng chính là mục đích cốt lõi của nghi thức cầu siêu - như một sự hướng dẫn cảm thức cho hương linh ngay sau khi qua đời, giúp họ thấu rõ vô thường vô ngã, nhẹ cõi trần và an lòng về cõi cực lạc.
Tiết Thanh Minh: Cái tình của con cháu
Vào ngày 8.4.2017, Thượng tọa Thích Nhật Từ sẽ có buổi thuyết pháp về đạo hiếu trong Đại lễ Tiết Thanh Minh 2017 tại công viên nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc. Sự kiện là một nghi lễ tâm linh, nhắc nhớ con cháu về đạo hiếu, tình cảm gia đình trong dịp Tiết Thanh Minh và mong muốn gắn kết những người tham dự, lan tỏa tinh thần Hiếu - Nghĩa - Tình từ đơn vị tổ chức Sài Gòn Thiên Phúc.
|
Sự kiện đại lễ Tiết Thanh Minh sẽ khép lại bằng bữa tiệc chay thân mật tại Tổ Đình Tôn Thạnh.
Toàn bộ khách tham dự sự kiện đều được đưa đón miễn phí từ TP.HCM, Long An và được nhận những món quà ý nghĩa từ Sài Gòn Thiên Phúc. Để biết thêm thông tin và đăng ký tham dự, vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 0906 082 088 hoặc truy cập website www.saigonthienphuc.com.
Sài Gòn Thiên Phúc là dự án công viên nghĩa trang hiện đại, tọa lạc trên một khu đất đắc địa tại ấp Long Phú, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, chỉ cách chợ Bến Thành khoảng 20 km. Được thiết kế theo hình chữ Thiên (天), tựa như cõi Niết Bàn, Sài Gòn Thiên Phúc không chỉ mang đến “phúc của trời” cho người đã khuất và gia tộc, mà còn mang đến cho khách hàng sự hài lòng với dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình và đảm bảo quyền sử dụng đất lâu dài. Với quy mô dự án được đầu tư đồng bộ, các công trình kiến trúc tại Sài Gòn Thiên Phúc được thiết kế sang trọng, luôn nhấn mạnh các yếu tố về phong thủy và tâm linh với các mẫu: mộ đơn, mộ đôi, mộ cải táng, mộ gia tộc… cùng với khung cảnh thiên nhiên hữu tình công viên nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc xứng đáng là nơi để đặt trọn niềm tin khi gửi gắm người thân về với đất mẹ. |
Bình luận (0)