Người miền Tây xưa luôn đặt bánh pía trong mâm cỗ những dịp quan trọng của gia đình như cưới hỏi, đám tiệc. Thậm chí, bánh pía đã từng được chọn là loại bánh đón trăng mỗi rằm tháng Tám - Tết đoàn viên của người Việt. Sau, bánh pía phổ biến như một món ăn tinh thần, tượng trưng cho sự tròn đầy sum họp.
tin liên quan
Hương vị quê hương: Nhớ cơm nước gạoCó ai là người Việt mà không biết món thịt lợn kho? Cái món giản dị, chân chất ấy một thời là mơ ước của bao bữa cơm gia đình, giờ đã thành món bình dân mà khắp “hang cùng ngõ hẻm”, không thể thiếu tuy chẳng có gì cao sang.
Bánh pía xưa có nhân mặn kết hợp giữa đậu xanh, củ cải muối với mỡ heo - mang tên can xại - sau thất truyền và người tiêu dùng quen với loại bánh pía nhân sầu riêng, mặc định rằng bánh pía ngọt ngây và dễ gây ngán. Nhưng thực chất, sầu riêng chỉ là một trong số nhiều loại nhân mà bánh pía có, như đậu xanh, trứng muối và hỗn hợp nhân mặn vậy.
|
Dò tìm lại công thức nhân bánh pía xưa, vẫn với thời gian nướng được tính chính xác, tiết chế độ ngọt, hiện nay người sành ăn dễ dàng tìm ra nhóm bánh pía đúng chất Sóc Trăng xưa - thơm, dẻo, ngọt vừa và rất đẹp mắt thông qua việc đặt bánh hand – made (làm tại nhà).
Phần vỏ bánh phải đủ mỏng để có thể bóc từng lớp (nên bánh pía còn có tên gọi dân dã là “bánh lột da”), mẻ bánh trở vàng đẹp mắt sau thời gian nướng, thân bánh mềm dẻo, không khô cứng - không bở… thể hiện tất cả sự tinh tế của người thợ làm bánh.
Chia đôi bánh pía, người thưởng thức khó cưỡng lại được với vệt mỡ dẻo đổ dài đẹp mắt đầy kích thích cùng với mùi thơm của nhân bánh. Thưởng cùng trà nóng - có thể chỉ đơn giản là lá trà xanh hãm, hoặc các loại trà đen ướp hoa - thật sự bánh pía để lại một dư vị rất khó quên.
Trong những dịp trang trọng, bánh pía nhắc nhớ đến những buổi sum họp gia đình bên chén trà ấm, thẩm bánh và chia sẻ yêu thương.
Bình luận (0)