Đây là một trong những hoạt động của dự án hợp tác giữa TP.HCM và TP.Osaka (Nhật Bản) về hỗ trợ xây dựng thành phố giảm thiểu phát sinh khí thải CO2.
tin liên quan
Tập trung kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễmUBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành cấp phép đầu tư hoạt động đối với một số ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Theo Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 7.500 tấn rác thải, trong đó có đến 75% lượng rác thải được xử lý bằng chôn lấp.
Đây là một vấn đề đáng lo ngại cần phải giải quyết để giảm áp lực về bãi chôn lấp cho TP.HCM, mà việc đầu tiên cần phải làm là phân loại chất thải rắn tại nguồn. Việc phát động lực lượng sinh viên tuyên truyền về chương phân loại chất thải rắn tại nguồn được Sở Tài nguyên – Môi trường triển khai đến các trường đại học nhằm thí điểm tại P.Bến Nghé, Q.1 nằm trong khuôn khổ hợp tác mà TP.HCM và TP.Osaka (Nhật Bản) đã ký kết ngày 6.9.2016, theo đó, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ TP.HCM xây dựng thành phố giảm thiểu phát thải khí CO2.
|
Ông Tsukahara, đại diện Công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản) - đơn vị hỗ trợ thực hiện dự án, cho biết dự án thí điểm kéo dài trong 3 năm sẽ thực hiện phân loại chất thải rắn và thử nghiệm nhà máy lên men khí mê tan công suất 200kg/ngày, đánh giá tính khả thi của vòng tuần hoàn rác, tiếp theo sẽ nâng quy mô nguồn rác thải đã phân loại lên 100 tấn/ngày. Bằng công nghệ này, khí mê tan sau quá trình lên men chất thải sẽ sử dụng để chuyển thành năng lượng đưa vào sản xuất điện năng, chất cặn bùn sẽ được sử dụng làm phân bón sinh học.
Đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cho biết, dự án thí điểm nếu thành công sẽ được nhân rộng cho cả TP.HCM.
Bình luận (0)