Vì sao Việt Nam nằm trong top 4 các quốc gia điều trị hiệu quả HIV/AIDS?

03/12/2020 17:21 GMT+7

Việt Nam là một trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS đứng hàng đầu thế giới, cùng với Anh, Đức và Thụy Sĩ.

Đây là thông tin được Bộ Y tế công bố tại lễ Mít tinh tổng kết 30 năm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam để hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1.12.2020.
Tại buổi lễ, các chuyên gia quốc tế đã ghi nhận những bước tiến đáng kể của Việt Nam trong công cuộc phòng, chống HIV và AIDS. Căn bệnh này tại Việt Nam đã và đang từng bước được kiểm soát, tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư dưới 0,26%, đặt nước ta trước cơ hội lớn có thể chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.
Việt Nam được cộng đồng quốc tế khen ngợi vì nỗ lực phòng chống HIV/AIDS hiệu quả

Việt Nam được cộng đồng quốc tế khen ngợi vì nỗ lực phòng chống HIV/AIDS hiệu quả

Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Việt Nam đã và đang là một điểm sáng trong đáp ứng với HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với việc nhanh chóng áp dụng và mở rộng các sáng kiến mới, các cách tiếp cận dựa trên bằng chứng và có giá trị thực tiễn trong phòng, chống HIV/AIDS.
Ông Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước. Ông ghi nhận kể từ đầu mùa dịch Covid-19, Việt Nam đã huy động hiệu quả các nguồn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả nguồn lực tài chính và hỗ trợ kỹ thuật, để cung cấp đa dạng các can thiệp, từ dự phòng, chăm sóc tới điều trị.
Sự kiện là một dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng các đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong suốt 30 năm qua

Sự kiện là một dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng các đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong suốt 30 năm qua

Tại buổi lễ, đại diện Bộ Y tế cũng phân tích 8 nhóm giải pháp đã giúp mang lại những thành quả của 30 năm phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Trong đó, hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV ngày càng đa dạng và hiệu quả, có thể kể đến việc triển khai rộng rãi cung cấp bơm kim tiêm miễn phí tại 52 tỉnh và phát bao cao su miễn phí tại 55 tỉnh trên toàn quốc.
Có mặt tại buổi lễ, ông Soren Bech, Tổng giám đốc Công ty Reckitt Benckiser Việt Nam, đơn vị sở hữu thương hiệu bao cao su Durex cho biết công ty ông là một thành viên tích cực trong hành trình cùng phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. “Trong hơn một năm qua, chúng tôi đã cung cấp miễn phí bao cao su cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao thông qua các tổ chức phi lợi nhuận cũng như triển khai các chương trình nâng cao ý thức cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng sự chung sức của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ góp phần đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu cơ bản xóa sổ dịch bệnh này trong 30 năm tới”, ông Soren bày tỏ.
Cũng vào thời điểm này, Durex đang thu hút sự chú ý của giới trẻ khi tung ra MV (RED) ĐI ĐỂ TRÁNH "DƯƠNG" đậm chất rap với giai điệu cuốn hút và ngôn từ hợp thời để chào mừng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1.12.2020). Đây là dự án mới của Durex nhằm kêu gọi giới trẻ “yêu an toàn” để bảo vệ cho chính mình, những người thân yêu và cộng đồng, cùng nhau chung sức đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS một cách hiệu quả nhất.
Trước đó, Durex cũng đã có nhiều nỗ lực trong hành trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam bằng các hoạt động đa dạng cùng giới trẻ, trong đó có Chiến dịch “Cơn sốt khoác áo choàng anh hùng cứu thế giới” thu hút đến 7 triệu nam giới tại Việt Nam tham gia.
Thương hiệu Durex có mặt tại mít tinh “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”

Thương hiệu Durex có mặt tại mít tinh “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”

Cũng tại buổi mít tinh, đại diện Bộ Y tế cho biết cơ chế tài chính đổi mới, bền vững đã giúp cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS phát huy hiệu quả. Từ việc phụ thuộc phần lớn vào các dự án quốc tế, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã dần chuyển sang các nguồn lực tài chính trong nước. Viện trợ giảm từ 73% (2014) xuống 48% (2019), tài chính trong nước tăng từ 27% lên 52% cùng kỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự hỗ trợ về kỹ thuật của các tổ chức quốc tế là rất quan trọng, giúp Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với khoa học kỹ thuật, các sáng kiến mới, các thực hành tốt từ đó giúp Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Với tinh thần đó, Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu chấm dứt cơ bản dịch AIDS vào năm 2030 góp phần cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát thành công đại dịch này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.