Ông Hải cho hay, sau chỉ đạo nghiên cứu thí điểm cho buýt thường chạy chung làn buýt nhanh của lãnh đạo thành phố, trung tâm đã tiến hành khảo sát một tuần qua, nhằm xử lý các khó khăn về kỹ thuật khi áp dụng.
tin liên quan
Tranh cãi chọn đường riêng cho xe buýtDự kiến trong tháng 4 tới, Sở GTVT TP.HCM sẽ thử nghiệm làn đường dành riêng cho xe buýt ở 2 tuyến đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu. Tuy nhiên, việc lựa chọn 2 tuyến đường này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
"Việc khảo sát chưa kết thúc, vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, nhưng quan điểm cá nhân tôi nhận thấy các khó khăn chỉ là về kỹ thuật và có thể xử lý được. Trong điều kiện hiện nay, việc cho buýt thường đi chung làn với buýt nhanh sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ của buýt nhanh BRT và việc này sẽ sớm được báo cáo lãnh đạo thành phố để có thể thí điểm triển khai trong tháng 5", ông Hải nói.
Theo ông Hải, cũng có nhiều lo ngại của các chuyên gia với luận điểm chính là sẽ giảm tốc độ của buýt nhanh, từ đó giảm tính cạnh tranh (về thời gian, chất lượng) của loại phương tiện này, hệ quả có thể làm giảm lượng khách đi buýt nhanh.
"Các lo ngại là điều dễ hiểu nhưng khảo sát cho thấy không gian, tần suất các tuyến buýt thường trên tuyến hoàn toàn có thể lồng ghép được. Bên cạnh đó, tính chất buýt thường trên tuyến này chủ yếu là buýt gom, làm nhiệm vụ trung chuyển phục vụ buýt nhanh. Cho nên nếu tăng chất lượng dịch vụ của buýt này cũng có nghĩa là sẽ tăng số khách cho buýt nhanh", ông Hải phân tích.
tin liên quan
Giám đốc Sở yêu cầu thay mới xe buýt chạy cảm giác như 'muốn rớt bánh'Đó là tuyến xe buýt mà ngày 4.2 các học sinh ở H.Bình Chánh TP.HCM đã phản ánh với Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trong buổi gặp gỡ đầu xuân. Theo đó, khi xe lên dốc hay đến đoạn đường vòng có cảm giác như xe buýt "muốn rớt bánh ra ngoài".
Thống kê của Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết trung bình tuyến BRT phục vụ khoảng 12.000 lượt người/ngày và đang tiếp tục tăng. Còn theo Sở GTVT Hà Nội, hiện có tới 99% số phương tiện chạy theo đúng kế hoạch, đảm bảo về số lượt tuyến, đúng giờ, trong khi đó lượng hành khách tham gia BRT không ngừng tăng lên.
Trung bình có hơn 40 lượt khách/xe, mỗi tuyến di chuyển mất 42 phút/lượt với tốc độ 20 - 22 km/giờ, tiết kiệm thời gian so với các tuyến xe buýt thường khoảng 20%.
Ông Nguyễn Hoàng Hải giải thích thêm: Mục tiêu lâu dài của thành phố vẫn là ưu tiên BRT, tuy nhiên việc tổ chức giao thông trong từng thời điểm cụ thể vẫn là điều cần làm thường xuyên để đạt hiệu quả.
"Nên nhớ rằng việc này mới chỉ thí điểm trong khoảng 6 tháng. Khi làm có thể không tránh khỏi khuyết điểm, nhưng cần làm để có thực tế, từ đó điều chỉnh, khắc phục cho tốt lên. Tôi nghĩ khi làm có hiệu quả thì đó là thực tế tốt nhất chứng minh cho những quan điểm lo ngại. Những góp ý của giới chuyên gia rất được lắng nghe nhưng không phải vì có ý kiến trái chiều mà chúng ta không tổ chức lại giao thông", ông Hải lưu ý.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu sở này nghiên cứu, làm việc với Tổng công ty vận tải Hà Nội thí điểm cho buýt nhanh đi chung làn xe BRT trong 6 tháng, sau đó nghiên cứu mở rộng thêm các phương tiện khác. Buýt nhanh BRT hiện phục vụ trên tuyến 17 giờ mỗi ngày, từ 5 giờ sáng tới 22 giờ đêm, tần suất phục vụ ngày thường 5 - 10 - 15 phút/lượt, chủ nhật 7 - 10 - 15 phút/lượt.
Bình luận (0)