Rất khó khi ra trường
Tôi vốn là học sinh giỏi sử, hồi phổ thông từng đăng ký học chuyên về sử nhưng do không đủ học sinh nên chuyển sang ban A, có ý kiến như sau: Người Việt vốn có xu hướng chọn nghề cho con mà "nghề sử" hiện nay ra trường có thu nhập không cao. Thời gian gần đây các ngành ngoại thương, tài chính có học sinh điểm cao cũng bởi ra trường lương cao. Đó là chưa kể trong ngành giáo dục cũng đã có sự phân biệt đối xử, các môn khác được đối xử ưu đãi hơn môn sử. Nguyễn Tài (nguyentaitt@gmail.com)
Cần thay đổi chương trình
Không thể đánh đồng rằng không thích học sử là không yêu lịch sử nước nhà, học sinh chứ có phải là nhà nghiên cứu sử học đâu mà buộc phải nắm rõ tất cả các sự kiện lớn nhỏ, kèm theo đó là rất nhiều số liệu thống kê khô khốc. Theo tôi cần thay đổi chương trình và sách giáo khoa môn sử theo hướng chú trọng đến sự kiện và ý nghĩa sự kiện nhiều hơn. Ngọc Thanh (snt.ngocthanh@yahoo.com.vn)
“Vì sao học sinh ít chọn môn lịch sử?” là câu hỏi nhức nhối mà thạc sĩ Hồ Sỹ Anh đặt ra cho tất cả chúng ta, dù tác giả đã phân tích, giải thích khá đầy đủ chỉ trong một bài báo. Xét về nguyên do gốc rễ, tôi cho rằng tất cả là tại cách giáo dục của chúng ta, của những người đi trước, chứ không thể đổ lỗi cho các em học sinh. Nguyễn Văn Hùng (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) Theo tôi, trong các môn học về xã hội thì môn lịch sử là môn hấp dẫn nhất, tuy nhiên vì không có phương pháp truyền dạy hợp lý (cả phương pháp, nội dung, kỹ thuật) nên các em học sinh ngán ngại học. Việc này kéo dài càng làm cho các em chán nên buông xuôi. Nguyễn Hưng (TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) Bùi Chiến |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Vì sao học sinh ít chọn môn lịch sử?
>> Có trường không có học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử
Bình luận (0)