Cả hai vừa nhờ EU can thiệp để giải quyết vừa tuyên bố sẽ áp dụng những biện pháp trả đũa riêng sau thời gian nhất định nếu EU không xử lý thành công.
Từ năm 2022, EU đã tẩy chay nhập khẩu dầu của Nga, nhưng Hungary và Slovakia vẫn được cho phép tiếp tục nhập khẩu dầu Nga cung ứng qua tuyến đường ống quá cảnh lãnh thổ Ukraine được xây dựng từ thời Liên Xô. Ukraine khóa tuyến đường ống dẫn dầu này vì muốn chặn hoàn toàn nguồn thu từ xuất khẩu dầu Nga sang Hungary và Slovakia.
Động cơ và mục đích của Ukraine dễ hiểu vì nước này cho rằng nếu làm cho Nga khó khăn tài chính thì Nga không thể tiếp tục được mãi chiến sự ở Ukraine và Kyiv càng sớm có cơ hội trước Moscow. Nhưng đối với Hungary và Slovakia thì đó lại là cú đòn rất nặng. Đối với hai nước này, nhập khẩu dầu của Nga hiện đáp ứng khoảng 70% nhu cầu. Cả hai đều không thể sớm tìm được nguồn cung với giá cả thuận lợi có thể thay thế nguồn dầu từ Nga. Cho nên sự phản đối mạnh mẽ của họ đối với quyết sách mới của Ukraine cũng không có gì khó hiểu.
Mặt khác, những gì hai nước này dự định trả đũa Ukraine nếu EU không hòa giải thành công cũng là những đòn rất nặng. Hungary và Slovakia dự định ngăn cản EU giải ngân những khoản viện trợ tài chính đã cam kết cho Ukraine, đồng thời dọa sẽ ngừng cung ứng điện cho Ukraine. Hiện tại, khoảng 70% sản xuất điện của Ukraine đã bị hủy hoại trong chiến sự. Vì thế, những hành động từ Hungary và Slovakia có thể đẩy Ukraine vào khủng hoảng năng lượng thật sự. EU là đồng minh nhưng không phải thành viên nào của EU cũng là đồng minh của Ukraine.
Thủ tướng Hungary cảnh báo xung đột Ukraine sớm leo thang
Bình luận (0)