Ông Erdogan dùng chiêu thức này đúng lúc giới chức lãnh đạo EU tề tựu ở thủ đô Rome của Ý để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập. Trong chừng mực nhất định, việc này khiến liên tưởng đến cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về ra khỏi EU (Brexit).
Nghe qua không thể không thấy khôi hài vì Ankara từ chỗ đang xin gia nhập EU thì nay lại định trưng cầu dân ý về việc có tiếp tục đàm phán gia nhập nữa hay không. Lẽ ra, dân chúng trong EU quyết định chuyện ấy chứ không phải cử tri ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho nên đấy trước hết là cú đòn gió mới của ông Erdogan phục vụ cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16.4 tới về sửa đổi hiến pháp hiện hành theo hướng giúp ông tập trung mọi quyền bính trong nhà nước vào tay mình.
Ông Erdogan tận lợi triệt để từ con chủ bài dân tộc chủ nghĩa, công cụ hóa mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU theo hướng đề cao bên này, hạ thấp bên kia để tranh thủ cử tri. Nhưng trong đó cũng có cả chút đòn thật.
Không loại trừ khả năng sau khi giành thắng lợi ở cuộc trưng cầu dân ý đầu, ông Erdogan phải đối phó với sự chống đối quyết liệt từ phía EU mà con chủ bài sáng giá nhất của EU là ngừng đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ. Khi ấy, đằng nào thì đàm phán cũng bị ngừng. Cho nên nếu đi bước trước, ông Erdogan vừa giữ được thể diện lại vừa dễ dàng dùng việc tiếp tục hay chấm dứt thực hiện thỏa thuận giải quyết vấn đề tị nạn với EU để gia tăng áp lực với khối này.
tin liên quan
Tổng thống Erdogan tố Đức hành xử như phát xítTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã so sánh việc chính quyền Đức cấm các cuộc mít tinh của cộng đồng người gốc Thổ tại Đức giống hành động của phát xít.
Bình luận (0)