Cụ thể, EU quyết định trừng phạt quốc gia, cá nhân và thực thể lách tránh những biện pháp chính sách đã được EU áp dụng lâu nay và sẽ còn được áp dụng trong thời gian tới nhằm vào Nga và những ai hậu thuẫn Nga. Cho tới nay, trên thế giới, mới chỉ có Mỹ thực thi cách thức trừng phạt này.
Tuy nhiên, mức độ mà EU áp dụng cùng với gói thứ 11 các biện pháp chính sách trừng phạt nói trên lại hạn chế. EU mới chỉ cấm giới kinh tế trong EU xuất khẩu những mặt hàng nhất định tới đối tác thương mại nhất định bị EU cho rằng sẽ chuyển tiếp những hàng hóa ấy sang Nga. Như thế có nghĩa là EU mới chỉ nhằm vào khía cạnh xuất khẩu từ EU đi chứ chưa nhằm trực tiếp vào các đối tác bên ngoài "lách luật" EU. EU chủ ý giữ dư địa cho những bước siết chặt trừng phạt tiếp theo.
Với tiền lệ trừng phạt này, EU muốn thể hiện sự nhất quán và triệt để trong chính sách ủng hộ Ukraine, đồng thời cảnh báo và răn đe mạnh mẽ tất cả mọi đối tác bên ngoài. Từ góc độ lợi ích, quyết sách mới không khó hiểu. Nhưng câu hỏi không thể không đặt ra ở đây là EU thị uy như thế có thật sự hữu dụng, hay lại lợi bất cập hại và có đủ sức khuất phục một số bên mục tiêu? Điều có thể chắc chắn được là EU rất tự tin, thậm chí còn quá tự tin vào trọng lực của chiêu thị uy mới này.
Lãnh đạo NATO cảnh báo kho vũ khí "cạn kiệt", cần bổ sung gấp
Bình luận (0)