Theo Bloomberg, các dấu hiệu đầu tiên đang cho thấy những nhà cung ứng dầu thô Trung Đông ưu tiên cho khu vực châu Á, khiến đối thủ cạnh tranh ở châu Phi và Mỹ chỉ giao hàng trong khu vực Đại Tây Dương.
Ả Rập Xê Út vừa cho hay họ sẽ dẫn đầu trong việc giữ phần lớn dòng chảy dầu thô về vùng châu Á đang tăng trưởng nhanh trong khi hạ bớt dư cung tại các khu vực phương Tây. Kuwait cũng có hướng đi tương tự.
“Họ muốn giữ thị phần ở châu Á. Các tuyến đường xuất khẩu dầu mà họ hạn chế nhiều nhất dẫn về Mỹ và châu Âu”, Giám đốc quản lý Olivier Jakob của hãng Petromatrix GmbH ở Thụy Sĩ nhận định về các nhà sản xuất dầu Trung Đông.
Các nhà giao dịch dầu thô cần biết về địa điểm lẫn vì sao dòng chảy dầu thô đổ dồn về nơi đó nhằm khai thác các khoảng trống giá trong khu vực. Các chủ sở hữu tàu chở dầu cần biết vì họ phụ thuộc vào lô hàng được vận chuyển, còn nhà máy lọc dầu thì cần biết vì họ chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi sử dụng nhiều loại dầu thô.
|
Nếu các nhà sản xuất Trung Đông thực sự nỗ lực để duy trì thị phần thị trường châu Á thì dầu thô được bơm ra ở Tây Phi, Biển Bắc, Biển Đen và Địa Trung Hải sẽ ở lại trong khu vực đó, nhà phân tích Erik Nikolai Stavseth thuộc hãng Arctic Securities ở Na Uy cho biết.
9 tháng đầu năm nay, Ả Rập Xê Út xuất khẩu khoảng 3,1 triệu thùng/ngày đến các nước châu Á chính như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, theo số liệu từ hãng tin Bloomberg. Dòng chảy dầu thô đến Mỹ là 1,2 triệu thùng/ngày và đến châu Âu là 826.000 thùng/ngày.
tin liên quan
OPEC giảm sản lượng tác động ra sao đến Trung Quốc?Theo CNBC, chuyên gia phân tích thị trường dầu mỏ Miswin Mahesh của ngân hàng Barclays cho hay Trung Quốc đang đối mặt với 'sự đánh đổi' giữa ngành công nghiệp dầu mỏ và phần còn lại của nền kinh tế. Song cuối cùng, chuyện OPEC không cắt giảm sản lượng là có lợi cho Trung Quốc.
“Ưu tiên vào các nước châu Á và để khách mua phương Tây tự lực cung cầu rõ ràng là điểm tiêu cực đối với các tàu chở dầu thô”, vì họ vận chuyển hàng hóa ít hơn đi những chặng ngắn hơn, ông Stavseth nói. Các tàu chở dầu khủng đã chuẩn bị cho năm kinh doanh tệ nhất kể từ năm 2013.
Dù vậy, vẫn còn nhiều yếu tố khác điều hướng nơi dầu thô chảy đến. Nhu cầu tàu chở dầu sẽ chịu tác động nếu có ít hàng hóa di chuyển từ Đại Tây Dương đến châu Á hơn. Đây vốn là tuyến đường dài. Vận chuyển rẻ hơn sau đó có thể khiến những đợt giao hàng này trở nên hấp dẫn về mặt tài chính. Thêm vào đó, nếu một khu vực giảm sản xuất hơn một nơi khác, giá cả được điều chỉnh, kéo hàng hóa từ khu vực này về khu vực khác. Mức độ cắt giảm của các nhà sản xuất cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng.
|
Phần lớn lượng dầu thô được cắt giảm ở Trung Đông sẽ là loại dầu nặng, rẻ hơn, nhà phân tích Eugene Lindell thuộc hãng JBC Energy GmbH ở Áo nhận định. Nếu ý kiến này đúng, Venezuela và một số nhà cung ứng Mỹ Latinh khác có thể lấp đầy mức sụt giảm này.
Hôm 30.11, OPEC cam kết hạ hạn ngạch 1,2 triệu thùng/ngày, vượt qua hoài nghi cho rằng thỏa thuận giảm sản lượng sẽ bất thành. Các quốc gia không thuộc OPEC thì nói hôm 10.12 rằng sẽ giảm sản xuất 558.000 thùng/ngày. Những nước tham gia vào thỏa thuận giảm sản lượng bắt đầu thông báo các nhà máy lọc dầu về kế hoạch giao hàng cho tháng 1.
Hãng dầu thô nhà nước Ả Rập Xê Út Saudi Arabian Oil, hay còn gọi là Saudi Aramco, lên kế hoạch giữ nguyên nguồn cung cho ít nhất 5 nhà máy lọc dầu châu Á. Kuwait cũng ưu tiên khu vực này, nguồn tin từ hãng dầu khí quốc doanh cho hay. Dù Saudi Aramco có hạ lượng dầu bán trong tháng 1 đến nhiều vùng ở Đông Nam Á, hãng bán đủ lượng dầu theo hợp đồng dài hạn đến các nước Bắc Á, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc trong tháng sau. Giữ nguồn cung cho Trung Quốc là điều quan trọng đối với nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Ngược lại, Saudi Aramco bắt đầu thông báo cho khách hàng rằng họ sẽ hạ lô dầu giao đến châu Âu và Bắc Mỹ. Một nhà máy lọc dầu châu Âu cho biết tỷ lệ dầu thô Ả Rập Xê Út nhập vào giảm 20% trong tháng tới. OPEC nhận thức được lượng hàng tồn kho cao ở các thị trường như Mỹ. Đây là một trong những lý do dẫn đến quyết định giảm giao hàng về khu vực này.
tin liên quan
Dầu thô Mỹ tìm đường đến châu Âu vì dư cung kỷ lụcĐối mặt với dư cung kỷ lục, dầu thô Mỹ tìm đường đến với châu Âu, nơi mà chúng sẽ được bán với giá cao hơn trong khi chi phí vận chuyển thấp hơn.
Bình luận (0)