>> Thêm một trận động đất lớn xảy ra tại Nhật
>> Những trận động đất kinh hoàng nhất tại Nhật
>> Trận động đất ở Nhật mạnh thứ 7 trong lịch sử thế giới
>> Liên hệ giữa "siêu trăng" và sóng thần?
Theo Kenneth Hudnut, nhà vật lý học của USGS, nhìn trên hệ thống định vị toàn cầu (GPS) thì vị trí đảo chính của Nhật đã có sự dịch chuyển. Vị trí của đảo này hiện đã thay đổi so với vị trí cũ hơn 2,4m.
|
Trong khi đó, báo cáo của Viện Vật lý và Động đất Quốc gia Ý đưa ra tính toán, trận động đất 8,9 độ Richter này đã tác động lên trục nghiêng của Trái đất. Trục của Trái đất đã bị lệch đi 10cm.
Trận động đất và sóng thần ở Nhật xảy ra đã kéo theo cảnh báo sóng thần dọc bờ biển của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác quanh khu vực Thái Bình Dương. Động đất cũng kéo theo hơn 160 dư chấn trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau đó. Trong đó, có nơi chấn động đo được lên đến 5 độ Richter.
Ở Nhật, ít nhất cứ khoảng 5 phút là có một “cơn rùng mình” của mặt đất |
||
Reuters dẫn tính toán của các nhà khoa học |
||
Reuters dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho biết: Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nước Nhật hứng chịu khoảng 20% số trận động đất trên 6 độ Richter của thế giới.
Vành đai lửa Thái Bình Dương là vành đai núi lửa, các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km, chạy dọc vùng ven bờ biển Thái Bình Dương từ New Zealand (vùng biển Nam Thái Bình Dương), đến Nhật, Alaska và kéo xuống bờ biển Bắc và Nam Mỹ.
Đây là khu vực có một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và thường xuyên có sự chuyển động của các mảng kiến tạo vỏ Trái đất. Vì thế, Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa nhất thế giới.
Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này. Trong đó, Nhật là một trong những nước hứng chịu nhiều cơn động đất nhất thế giới.
Reuters dẫn tính toán của các nhà khoa học, ở Nhật, ít nhất cứ khoảng 5 phút là có một “cơn rùng mình” của mặt đất.
Nguyên Mi
Bình luận (0)