Lý do chính là Ankara cản trở các phái đoàn chính trị, quốc hội và cả đại diện chính phủ Đức tới thăm căn cứ này và căn cứ thứ 2 của NATO trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thực chất, việc này là bằng chứng mới về mối quan hệ hiện chẳng mấy tốt đẹp giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng, giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ nói chung và về tình trạng nội bộ lục đục giữa các thành viên NATO.
Cách đây mấy năm, NATO quyết định triển khai tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu và cả lực lượng quân đội nhất định đến 2 căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích chống khủng bố, chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và giúp Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo an ninh. Những thành viên NATO tham gia liên quân do Mỹ thành lập sử dụng các căn cứ này cho hoạt động nhằm vào IS và cả phía quân đội chính phủ ở Syria.
tin liên quan
Trả giá cho lợi dụng lẫn nhauBất hòa xảy ra giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trong thực chất lại rất đặc trưng cho thực trạng hiện tại trong quan hệ giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước kia trắc trở thì mối quan hệ đồng minh quân sự truyền thống giữa họ với nhau trong khuôn khổ NATO cũng rạn nứt, đồng minh và đối tác không còn tin cậy lẫn nhau nữa. NATO vì thế khó xử với Thổ Nhĩ Kỳ và khó thành công được trong cuộc chiến chống IS ở khu vực.
Bình luận (0)