Theo đó, vào năm 2016, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, đẩy Mỹ xuống hàng thứ 2. Năm 2025, tổng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt 7 nước công nghiệp phát triển (Nhóm G7). Đến năm 2060, các nước công nghiệp phát triển chiếm tỷ trọng thấp hơn các nước nền kinh tế mới nổi. Năm 2011, trật tự kinh tế thế giới là Mỹ, Trung Quốc, khu vực sử dụng động euro (eurozone), Nhật và Ấn Độ. Tuy nhiên, OECD dự báo trật tự đó đến năm 2060 sẽ là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, eurozone và Nhật Bản. Trong đó, riêng Ấn Độ cũng gấp đôi eurozone và gấp 6 lần Nhật.
Dự báo này bao hàm những thông điệp khác nhau về đánh giá và cảnh báo. Có thể, OECD nhận thức rất rõ điều gọi là "Thế kỷ của châu Á" đã thực sự bắt đầu. Đây sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại châu Á đóng vai trò đảm bảo kinh tế thế giới không bị suy thoái hay khủng hoảng. Thông điệp của OECD là các nền kinh tế này đang gấp rút thu hẹp khoảng cách phát triển, công nghệ, giáo dục và đào tạo so với các nền công nghiệp phát triển. Dự báo của OECD không mới về hiện tượng và xu hướng, nhưng mới về mức độ trong dự báo và tính cấp thiết về cảnh báo.
La Phù
Bình luận (0)