- Nhu cầu vốn tiêu dùng của người dân, đặc biệt là lớp trẻ tăng nhanh thời gian gần đây, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiếp cận ngân hàng. Ông đánh giá như thế nào về khả năng tiếp cận vốn của người dân hiện nay?
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Song theo nhận định của tôi, mới chỉ có khoảng 50% người dân, doanh nghiệp và hộ nông dân tiếp cận được với ngân hàng, rất nhiều người vẫn đang phải “vay ngoài” với lãi suất rất cao vì không có tài sản thế chấp.
Điều đáng mừng là thị trường tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam đang khá phát triển. Tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam đã thu hút sự tham gia của các ngân hàng và một số công ty tài chính nước ngoài, tiêu biểu như VPBank… Các ngân hàng này đã đẩy mạnh cho vay tín chấp, đơn giản hóa thủ tục, nhằm vào phân khúc khách hàng thu nhập trung bình và thấp - những đối tượng trước đây khó tiếp cận được tín dụng của ngân hàng thương mại.
Sự tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng nhu cầu vay tín chấp của người dân là rất lớn. Ví dụ, VPBank đã bắt đầu đẩy mạnh cho vay tín chấp với khách hàng cá nhân, đồng thời thành lập công ty tài chính cách đây 7 năm, và nhanh chóng chiếm hơn 50% thị phần toàn thị trường.
Việc các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong phân khúc tín dụng tiêu dùng thông qua các khoản cho vay tín chấp đã góp phần cải thiện đời sống cho các cặp vợ chồng trẻ, những người lao động, học sinh, sinh viên… những người có thu nhập thấp. Nhiều cặp vợ chồng mới cưới hoặc những người trẻ vừa ra trường, những người thu nhập thấp chưa có tài sản tích lũy, chưa có lịch sử tín dụng... nhưng với sự trợ giúp từ tín dụng tiêu dùng, họ có thể mua được các tài sản và có các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống như tivi, tủ lạnh, điều hòa… theo dạng trả góp.
|
Như tôi đã nói, mặt tích cực của các khoản vay tín chấp là giúp khách hàng có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, gia đình khi chưa đủ vốn, giúp người dân không phải dựa vào tín dụng đen để vay nóng, trả lãi cắt cổ. Còn đối với nền kinh tế, tín dụng tiêu dùng cũng thúc đẩy tăng cầu trên thị trường, khuyến khích tăng cung cả về số lượng lẫn chất lượng từ phía sản xuất và cung ứng dịch vụ, làm cho nền kinh tế năng động hơn và tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Đương nhiên, lãi suất cho vay tín chấp tín dụng tiêu dùng sẽ cao hơn lãi suất cho vay các khoản vay có tài sản bảo đảm, do các khoản vay rất nhỏ, chi phí đầu vào và chi phí cho vay - đặc biệt là ở các công ty tài chính tiêu dùng - cũng ở mức cao.
Mặc dù vậy, lãi suất của các khoản vay tín chấp do các ngân hàng và công ty tài chính cung cấp vẫn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tín dụng đen và là một tổ chức tín dụng được nhà nước quản lý.
Có một thực tế là hiện nay, rất nhiều khách hàng vay tiêu dùng không ý thức được đầy đủ rủi ro nên không trả nợ và lãi đúng kỳ hạn, dẫn tới nợ xấu trong phân khúc này cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng như VPBank phải nâng lãi suất để bù đắp rủi ro.
- Theo nhận định của ông, thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam sẽ phát triển như thế nào thời gian tới?
Ở nhiều nước trên thế giới, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ khiến thị trường này phát triển rất mạnh mẽ. Ví dụ, ở Singapore, nhà nước có chính sách cấp tín dụng cho các cặp vợ chồng mới cưới mua căn hộ do nhà nước xây, có giá phải chăng để tạo điều kiện sinh hoạt của vợ chồng trẻ, đồng thời cũng gây áp lực lên tinh thần, thái độ lao động của cặp vợ chồng đã vay mua nhà. Nếu không trả nợ đúng hạn 3 tháng liên tục, nhà nước sẽ thu hồi cặp vợ chồng trẻ mất nhà. Vì vậy, áp lực đó làm cho các cặp vợ chồng trẻ ở Singapore làm việc với trách nhiệm và nỗ lực rất cao để tránh bị mất việc làm, mất thu nhập dẫn đến không trả được tín dụng mua nhà. Đòn bẩy hay sức ép này có mặt tích cực đối với người trẻ mới vào đời.
Trong khi đó, ở Mỹ, tín dụng tiêu dùng trở nên quá phổ biến và dễ. Đa số người Mỹ vay tín dụng để mua nhà với thời hạn phải trả từ 10 năm đến 30 năm, mua ô tô với thời hạn phải trả từ 3 đến 5 năm. Đương nhiên, việc vay vốn quá dễ dãi như Mỹ có thể dẫn tới rủi ro cao, hiện tổng số tín dụng tiêu dùng của Mỹ đã vượt ngưỡng 900 tỉ USD, có thể “vỡ bong bóng”.
Còn ở Việt Nam, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với thu nhập bình quân đầu người còn thấp (khoảng 1triệu/người so với thu nhập bình quân khoảng 2.200 USD. Như vậy, dư địa phát triển của tín dụng tiêu dùng nước ta còn rất lớn.
Bình luận (0)