Theo chỉ đạo của Bộ, trước khi triển khai áp dụng công nghệ đã nêu, Sở VH-TT-DL Quảng Nam cần lập dự án bảo quản di tích trình các cấp có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt. Trong đó, Sở cần phân tích, đề xuất quy trình kỹ thuật và phương án sử dụng vật liệu bảo quản với các chỉ tiêu kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với đặc điểm, tính chất của di tích... Đồng thời, thường xuyên theo dõi các mẫu đã tiến hành thí nghiệm để kịp thời phát hiện, điều chỉnh quy trình kỹ thuật, đảm bảo sự an toàn và bền vững của di tích.
|
Đối với việc áp dụng công nghệ mới để bảo quản cấu kiện gỗ, Sở cần tiến hành các thí nghiệm tương tự như đã thực hiện trên khối xây đền tháp Chăm, sau khi đạt được các kết quả khả quan thì mới tiến hành áp dụng rộng rãi. Hiện việc bảo tồn tháp Chăm tại tỉnh Quảng Nam (trong đó kể cả di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn) vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu và chỉ dừng ở mức độ gia cố, chống xuống cấp.
Tin, ảnh: Hoàng Sơn
>> Bên tháp Chăm
>> Trùng tu tháp Chăm mỗi nơi mỗi kiểu
>> Tư liệu hóa tháp Chăm bằng kỹ thuật số
>> Tháp Chăm của Tự
Bình luận (0)