Kiến trúc cổ sẽ trường tồn trong các công trình hiện đại

10/06/2019 10:46 GMT+7

Sáng nay 10.6, Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại”.

Bảo tồn để kế thừa và phát triển

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập Báo Thanh Niên nhận định những khái niệm "đô thị thông minh", "thành phố hiện đại", "quá trình đô thị hóa"... đang ngày càng hình thành rõ nét trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là xu hướng không thể thay đổi của thời đại. Mặt khác, trong tiến trình ấy đã có những biểu hiện nhiều di sản kiến trúc, di sản văn hóa, lịch sử bị xâm hại, bị cải tạo vô lối dẫn đến biến dạng, thậm chí biến mất để nhường chỗ cho các công trình mới.
"Phải chăng đô thị thông minh chỉ ưu tiên cho những tòa nhà chọc trời? Phải chăng bảo tồn và phát triển khó thể cùng song hành trong một không gian cụ thể?" - ông Thông đặt vấn đề và dẫn chứng, thực tế nhiều di sản kiến trúc đã trở thành biểu tượng của các thành phố lớn tại VN và trên thế giới; thậm chí trở thành thương hiệu quốc gia. "Chúng ta may mắn sở hữu nhiều di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử trong đó có nhiều di sản được UNESCO công nhận. Không gian di sản cũng tạo nên bản sắc cho Hà Nội, TP.HCM, Huế... và trở thành điểm đến cho nhiều du khách. Điều đó cho thấy, di sản kiến trúc, di sản văn hóa, lịch sử ở thời đại nào, xã hội nào, quốc gia nào... cũng có giá trị và sức hấp dẫn vô cùng to lớn. Đó là lý do, nhiều người ví von, di sản là món quà vô giá mà tiền nhân để lại cho chúng ta."- ông Nguyễn Quang Thông nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Quang Thông, không chỉ góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của một quốc gia hay một thành phố, không gian di sản còn là nguồn lực kinh tế quan trọng, được nhiều quốc gia khai thác thành công, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Và như vậy, một trong những mối quan tâm của các cấp, các ngành, của các chuyên gia và cộng đồng xã hội là làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những di sản bị xâm hại, đề ra thêm nhiều giải pháp bảo quản, trùng tu và khai thác hiệu quả nguồn lực kinh tế từ di sản thông qua du lịch. Không chỉ vậy, song song với bảo tồn, phát triển thì cũng cần thiết việc kế thừa, chắt lọc các tinh hoa di sản kiến trúc để đưa vào các công trình mới như thế nào nhằm tạo ra sự tiếp nối hài hòa giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng chia sẻ, thảo luận và đưa ra phương pháp giải quyết nhiệm vụ bảo tồn và phát triển của các di sản kiến trúc trong bối cảnh chúng ta từng nơi, từng lúc vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức từ “yếu tố con người”.
KTS người Ý - kiêm cố vấn kiến trúc cấp cao của dự án Rome by Diamond Lotus, ông Aldo Zoli Lo Prinzi Đào Ngọc Thạch

Đưa "chất" La Mã về khu Đông

Trả lời vấn đề này, KTS người Ý - kiêm cố vấn kiến trúc cấp cao của dự án Rome by Diamond Lotus, ông Aldo Zoli Lo Prinzi khẳng định tính của kiến trúc cổ điển có thể trường tồn nhờ tính cộng đồng. Đơn cử, không chỉ dừng ở cái nôi nước Ý, kiến trúc La Mã đã len lỏi vào tất cả những thành phố lớn của châu Âu. Linh hồn của kiến trúc La Mã chính là sự uy nghiêm và bề thế được thể hiện qua quy mô và diện tích. Đó là lý do, kiến trúc La Mã được sử dụng tại các công trình tôn giáo như: nhà thờ, quảng trường, cung điện… 
Ý nghĩa kiến trúc La Mã không chỉ tính biểu tượng mà còn sử dụng được cho cộng đồng. Công trình kiến trúc La Mã không chỉ là biểu tượng, mang tính "khoe mẽ" mà hoàn toàn áp dụng được trong cuộc sống bởi nó không chỉ mang vẻ hào nhoáng, uy nghi, oai vệ mà còn kể một câu chuyện, truyền tải thông điệp đằng sau nó. “Có thể nói kiến trúc cổ điển là kiến trúc trường tồn kết tinh qua các thời kỳ và nó truyền bá khắp nơi trên thế giới. Điển hình cho điều này chính là các công trình: điện Capitol, đài tưởng niệm Lincoln với những hình ảnh quen thuộc như mái vòm, cột trụ, ngói tròn. Còn ở Pháp chúng ta có Khải hoàn môn, ở Anh có bảo tàng Anh. Tại Mỹ nhiều công trình mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển từ cách thức cột, mái vòm, sảnh tiền… như tòa nhà Quốc hội Capitol, Đài tưởng niệm Jefferson (Washington DC), Đại học Virginia (Virginia), Caesars Palace (Las Vegas)… Tính của kiến trúc cổ điển có thể trường tồn thời gian nhờ tính cộng đồng khi đến để giải trí và giao lưu với nhau”, ông Aldo nói.
Cũng theo ông, kiến trúc La Mã sau khi được hiện diện ở nhiều nơi thì đến nay kiến trúc này được mang đến TP.HCM, nơi có nhiều công trình cổ điển và tân cổ điển. Tuy nhiên, khi đến TP.HCM, kiến trúc cổ La Mã được truyền tải giá trị vào các công trình mang tính hiện đại hơn. Khi tìm chất liệu mới tại TP.HCM, KTS nổi tiếng này đã tìm đến khu Đông TP.HCM, một khu vực mới phát triển mạnh mẽ về đô thị để xây dựng một tòa nhà mang kiến trúc La Mã. Tòa nhà uy nghi, bề thế, trong đó tầng dưới là các dãy cột bề thế, tầng trên là một mái vòm, tầng giữa là các căn hộ.
Kiến trúc La Mã được tái hiện ở Rome by Diamond Lotus
"Sự kết hợp này chúng ta nghĩ nó mới xuất hiện gần đây, nhưng thực tế nó đã có từ 2.000 năm trước. Kiến trúc cổ điển vừa làm thương mại vừa làm nhà ở nó có thể trường tồn với thời gian. Khi nói đến kiến trúc Rome ở Sài Gòn ngoài yếu tố cộng đồng còn có thể mang đến yếu tố sức khỏe, là yếu tố cực kỳ quan trọng. Mô hình này hình thành từ Rome từ trước khi có đến 5.000 nhà tắm công cộng để kết nối cộng đồng. Kiến trúc hiện đại đều phải phát triển bền vững với các công trình xanh”, ông Aldo chia sẻ.
Bên cạnh đó, đặc thù kiến trúc La Mã ứng dụng vào Rome by Diamond Lotus chính là mảng xanh hơn 10.000 m và tầng 6 chuyên dịch vụ chăm sóc sức khỏe với hồ bơi vô cực tràn bờ rộng 1.100 m2 và các tiện ích khác. Hồ bơi này được thiết kế theo phong cách bồn tắm ngoài trời của người La Mã cổ đại với những pho tượng bao quanh và mái vòm nhìn ra toàn cảnh Sài Gòn. "Quanh không gian hồ bơi là 3.000 m2 với 16 tiện ích chuyên biệt cho việc nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe... và đây cũng là “chất” La Mã như tôi đã đề cập. Đó chính là sự kết nối cộng đồng, sự chăm chút cho sức khỏe" - ông Aldo Zoli Lo Prinzi thông tin thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.