Được nghỉ thêm 30 phút ngày 'đèn đỏ': Cần linh hoạt khi thực hiện!

05/11/2015 10:05 GMT+7

(TNO) Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ, có hiệu lực từ ngày 15.11. Theo đó, lần đầu tiên chế độ nghỉ vào ngày “đèn đỏ” được luật hóa.

(TNO) Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ, có hiệu lực từ ngày 15.11. Theo đó, lần đầu tiên chế độ nghỉ vào ngày “đèn đỏ” được luật hóa.

Nữ lao động được nghỉ 30 phút trong ngày “đèn đỏ” giúp chăm sóc sức khỏe tốt hơn - Ảnh: Ngọc ThắngNữ lao động được nghỉ 30 phút trong ngày “đèn đỏ” giúp chăm sóc sức khỏe tốt hơn - Ảnh: Ngọc Thắng
Có thể gây xáo trộn
Trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên Online về chuyện này, chị Ngọc Liên, công nhân của một công ty may ở Hà Nội, cho biết: “đèn đỏ” là vấn đề bình thường với nữ giới, nhưng với công nhân may như tôi thì những ngày "đèn đỏ" quả thực là rất ngại, bởi nó làm tăng thêm sự bí bức, đau - mỏi lưng, nhất là mùa hè nóng nực. Chị chia sẻ, mỗi kỳ kinh, bụng đau, lưng mỏi chỉ muốn nằm.
"Nếu được nghỉ 30 phút vào những ngày đó thì sẽ tốt hơn cho cả tinh thần lẫn sức khỏe. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm công việc của tôi, với ngành nghề may, làm theo dây chuyền, năng suất của mình cũng liên quan đến các thợ khác. Nếu mình nghỉ mà họ vẫn làm thì có thể sẽ vênh nhau, do vậy có nghỉ thì cũng phải có kế hoạch phù hợp", chị Liên nói.
Anh Hoàng Minh (nhà ở tập thể Trương Định, quận Hai Bà Trưng) từng có 20 năm làm công nhân tại một công ty đóng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, nói vui rằng: "Có chị chỉ cần nhìn mặt nhăn nhó, tay ôm bụng là biết ngay đang “đèn đỏ”. Nhưng theo tôi, không phải ai cũng có nhu cầu về nghỉ ngơi do việc này. Bằng cớ là lâu nay, các chị em vẫn làm tốt công việc".
Theo quan điểm của anh Minh, quy định nghỉ 30 phút rất hữu ích cho sức khỏe của chị em. Thế nhưng, vấn đề thực hiện thì sẽ phụ thuộc vào cách làm của từng công ty. Do nhu cầu nghỉ khác nhau giữa các chị em nên có thể gây xáo trộn trong nề nếp, tiến độ công việc, đặc biệt tại những nơi làm việc dây chuyền, đòi hỏi tính phối hợp tập thể.
Với kinh nghiệm từng nhiều năm là quản đốc phân xưởng may, bà Lan (nhà ở quận Hoàng Mai) băn khoăn về chủ trương thực hiện "giải lao 30 phút" với các đơn vị có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, công nhân nữ.
Được nghỉ 30 phút ngày “đèn đỏ”: Nghi ngại khó thực thi 2
Việc áp dụng ưu tiên thời gian nghỉ thêm cho lao động nữ sẽ tùy thuộc vào tính chất của từng công việc - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo bà Lan, quy định này rất nhân văn, tốt cho chị em công nhân nữ. Chỉ có điều, theo bà, cái "ngày ấy"ở mỗi người là khác nhau và ngày bắt đầu của chu kỳ cùa từng người cũng khác nhau. Ví dụ, tháng này, ngày đầu tiên của chu kỳ là mùng 10 thì tháng sau lại vào mùng 8 hoặc lui đến ngày 12. Vậy việc đăng ký nghỉ sẽ như thế nào? Nghỉ liên tục 30 phút hay nghỉ 3 lần, mỗi lần 10 phút.
"Hoặc tháng này cùng lúc có nhiều người thuộc trường hợp đối tượng cần “nghỉ 30 phút liên tục” thì có thể việc đó sẽ rất ảnh hưởng đến tiến độ lao động chung", bà Lan phân tích thêm. 
Rất cần thiết 
Còn chị Minh Thu, nhân viên kinh doanh của công ty liên doanh trên địa bàn, thì cho biết: “Mình chưa rõ lắm về quy định này, nhưng sự áp dụng ưu tiên cho lao động nữ sẽ tùy thuộc vào tính chất công việc. Ví dụ, khi có lịch gặp gỡ trao đổi công việc với khách hàng thì có “đèn đỏ” hay đèn gì cũng cố mà thu xếp. Nếu để người khác đi thay có thể sẽ mất cơ hội của chính mình hoặc lỡ công việc chung của công ty. Theo tôi, dù được “ưu đãi” 30 phút thì lao động nữ cũng vẫn phải chủ động thu xếp.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS-TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) cho rằng: Việc dành ra 30 phút cho lao động nữ là cần thiết, vì những ngày này chị em cần phải thay băng vệ sinh. Nếu không được đảm bảo vệ sinh, không được thay băng vệ sinh phù hợp kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm đường sinh sản; gây nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn. Do vậy, việc bố trí thời gian như vậy sẽ đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt trong môi trường và điều kiện phải làm việc liên tục theo ca kíp".
"Ngoài ra, cùng với việc dành quỹ thời gian "ưu đãi" cho chị em cũng phải cân nhắc bố trí khu vệ sinh, nguồn nước sạch...", bà Hồng nói thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.