Trong phiên xử phúc thẩm vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài, chiều 22.5, đại diện VKS đề nghị xem xét giảm hình phạt một số bị cáo.
|
Theo VKS kết luận, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới trật tự quản lý trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Các bị cáo phạm tội có tổ chức, thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu cơ quan công an. Mỗi bị cáo được phân công một việc nhưng phối hợp rất chặt chẽ. Cán bộ công an cấu kết với các đối tượng có nhân thân xấu…
Bị cáo Dương Tự Trọng được xác định là giữ vai trò tổ chức, chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm đã thành khẩn nhận tội, đây được coi là tình tiết giảm nhẹ mới phát sinh để xem xét giảm nhẹ cho bị cáo.
Bị cáo Vũ Tiến Sơn không phải vai trò chủ mưu, phạm tội do chỉ đạo của cấp trên với cấp dưới, có phần lệ thuộc vào bị cáo Trọng. Bản thân bị cáo là người có công với ngành công an nên cũng cần xem xét để giảm nhẹ hình phạt.
Hai bị cáo Phong và Dũng có vai trò ngang nhau, đều có nhân thân xấu, Phong đang bị truy nã, Dũng đã có 2 tiền án dù đã được xóa. Tuy nhiên cả hai đều phạm tội do tình cảm, vai trò đồng phạm, tại tòa thành khẩn khai báo, gia đình có công với nước… nên cũng cần được xem xét tình tiết giảm nhẹ.
Đối với Nguyễn Trọng Ánh, Hoàng Văn Thắng là hai bị cáo tham gia suốt từ đầu đến cuối vụ án, HĐXX tại phiên sơ thẩm dù đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nhưng có phần hơi nặng đối với các bị cáo. Vì vậy cần xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Riêng bị cáo Phạm Minh Tuấn mặc dù chỉ tham gia công đoạn đầu, giữ vai trò thấp nhất trong vụ án nhưng tại tòa không thành khẩn nhận tội. Vì vậy chỉ đề nghị chỉ xem xét việc có tội hay không, chứ không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo này.
“Chiều ngày 17.5.2012, tôi được anh Ngọ (ông Phạm Quý Ngọ, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, đã mất) nói là tình hình xấu, tạm tránh đi một thời gian, khi nào ổn thì trở về. Tôi gọi điện nói Trọng cho xe đến đón để đi trốn. Sau đó Tuấn là người đón tôi đi Quảng Ninh. Trọng nói rất thật, sáng hôm sau 18.5.2012, Trọng điện thoại mới biết tôi ở nhà ông Cường. Khi đó Trọng mới nói đó là nhà Cường bố của Nhung thì tôi mới biết vì Trọng giấu” Dương Chí Dũng trả lời trước Tòa sáng 22.5 |
Phiên buổi sáng, Chủ tọa công bố tóm tắt quyết định bản án sơ thẩm, nội dung đơn kháng cáo của các bị cáo. Theo đó, chiều 17.5.2012, Dương Chí Dũng điện thoại cho Dương Tự Trọng thông báo sẽ bị khởi tố và bắt giam. Dương Tự Trọng đã bày cách và tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Vào thời điểm Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị Cơ quan CSĐT, Bộ Công an truy nã, ông Dương Tự Trọng đang là Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng đã được điều chuyển lên làm Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Ngày 22.2.2013, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam ông Dương Tự Trọng để điều tra về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo điều 275 - BLHS. Trước đó, tại phiên sơ thẩm ngày 7.1.2014, bị cáo Dương Tự Trọng bị tuyên phạt 18 năm tù giam về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Các bị cáo khác là Vũ Tiến Sơn, bị phạt 13 năm tù giam; Hoàng Văn Thắng 5 năm tù giam; Đồng Xuân Phong 7 năm tù giam; Trần Văn Dũng, tức Dũng Bắc Kạn 8 năm tù giam; Nguyễn Trọng Ánh 6 năm tù giam và Phạm Minh Tuấn 5 năm tù giam. |
Hải Sâm
>> Ngày 22.5, xử phúc thẩm vụ án Dương Tự Trọng
>> Dương Tự Trọng bị đề nghị từ 18 - 20 năm tù
>> Sáng nay 7.1, xét xử vụ Dương Tự Trọng giải cứu Dương Chí Dũng
>> Dương Chí Dũng bị y án tử hình
>> Dương Chí Dũng kêu oan về khoản 10 tỉ đồng 'lại quả
>> Hôm nay 22.4, xử phúc thẩm vụ Dương Chí Dũng
>> Cuộc chạy trốn xuyên lục địa của Dương Chí Dũng
>> Truy tố 7 bị can giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài
Bình luận (0)