eSport thế giới và Việt Nam

17/05/2008 14:58 GMT+7

(TNO) Thể thao là hoạt động thể chất hay kỹ năng dành cho mục đích giải trí, thi đấu, đạt đến vinh quang, rèn luyện bản thân, tăng cường sức khỏe... Các môn thể thao đều kèm theo hoạt động thể chất, thi đấu, và luật lệ tính điểm. Game cũng vậy, cũng bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành nên hai chữ thể thao, vì thế mà khái niệm "thể thao điện tử" hay "eSport" ra đời.

Ở các nước có ngành công nghiệp game phát triển, điển hình ở châu Á là Hàn Quốc và Trung Quốc, ta sẽ thấy gamer được xem là một nghề nghiệp thật sự và tất nhiên cũng bị nhà nước đánh thuế thu nhập. Tại Hàn Quốc, Starcraft đã trở thành "quốc game" của họ. Các game thủ Starcraft Hàn Quốc tham gia World Cyber Game (WCG) với gánh nặng là chức vô địch và thật sự chưa bao giờ chức vô địch WCG rời khỏi Hàn Quốc. Tại Trung Quốc, Starcraft không phát triển như Hàn Quốc nhưng họ cũng có "quốc game" của riêng mình đó là Warcraft III. Nếu như các game thủ Starcraft Hàn Quốc tham dự WCG với gánh nặng là chức vô địch thì Trung Quốc cũng tự hào rằng họ có nhà vô địch WCG 2 lần liên tiếp.

Tại Việt Nam, khái niệm "thể thao điện tử" còn khá mới mẻ. Theo các bậc phụ huynh, thể thao là hoạt động thể chất giúp tăng cường sức khỏe và giảm stress sau giờ học căng thẳng. Và "điện tử" đối với phụ huynh là một thứ gì đó vô bổ và làm sao nhãng việc học hành của con em họ... Vì thế, việc có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với eSport vẫn còn rất khó khăn với các bạn trẻ Việt Nam. Ở nước ta, khái niệm game thủ vẫn còn chưa phổ biến và vẫn chưa có bất kỳ một người chơi game nào đã thật sự là game thủ, có hay chăng chỉ là những lời tự xưng từ chính bản thân người chơi game.

Gamer không đơn thuần là những người chơi game mà là những người kiếm sống bằng chính game mà mình chơi, các gamer sẽ được trả lương để luyện tập và tham gia các giải đấu. Nhìn lại Việt Nam, nhà vô cựu địch WCG Việt Nam thể loại Warcraft III Blackmoon Phan Văn Nam hiện đang là một học sinh cấp 3 và đương kim vô địch Seta thì đang làm việc trong ngành công an, có hay chăng họ đã và đang chơi game vì niềm đam mê mà không hề có một mục đích trở thành game thủ chuyên nghiệp.

Với điều kiện như hiện tại, việc phát triển ngành công nghiệp eSport ở Việt Nam vẫn còn là một thứ gì đó quá xa vời, điều kiện không tốt, internet tại Việt Nam quá tệ, thiếu kinh phí trong các giải đấu. Có chăng vẫn là các giải game do chính các nhà phát hành tổ chức (đối với game online tại Việt Nam), và các giải thi đấu mang tính chất tự phát (Infinity Opening Tour và RoS opening tour đối với Warcraft III). Các giải đấu chính thống còn quá ít, hằng năm vẫn chỉ có WCG, VESC và ELS Summer, ELS Winter. Các nhà tài trợ vẫn còn ít, trong khi hàng loạt clan gaming lớn khác trong cả nước vẫn đang hoạt động, luyện tập bằng kinh phí của bản thân và niềm đam mê của chính bản thân mình.

Hiện tại, eSport tại Việt Nam vẫn đang phát triển, tuy không được mạnh mẽ như các nước khác, và hi vọng mọi người sẽ thay đổi quan điểm về "thể thao điện tử" trong thời gian không xa...

Châu Quang Vũ
(124/141 Xô Viết Nghệ Tĩnh, F.21, Q.B.Thạnh, TP.HCM)

Mục mới trên Thanh Niên Online: “Nghĩ về Thể thao điện tử”

Nhằm tạo một sân chơi để bạn đọc yêu thích về game thể thao điện tử có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như trao đổi những vấn đề liên quan... Thanh Niên Online và Vinagame phối hợp tổ chức chương trình “Nghĩ về Thể thao điện tử”.

“Nghĩ về Thể thao điện tử” sẽ là diễn đàn của tinh thần đồng đội, tình bạn trong game thể thao điện tử, đồng thời là sân chơi cho những người quan tâm tới lĩnh vực thể thao điện tử còn non trẻ tại Việt Nam; cho những ai muốn tìm hiểu khái niệm mới “Game thể thao điện tử”. Đặc biệt, từ đây những người yêu game thể thao điện tử cũng sẽ tìm sự định hướng phát triển của lĩnh vực thể thao điện tử Việt Nam trong thời gian tới, nhất là hướng sự phát triển vào những giải đấu thể thao điện tử lớn, có giá trị về mặt quảng bá và đem lại lợi ích cho cộng đồng giải trí trực tuyến.

Tham gia chương trình, bạn đọc có thể viết bài trao đổi về các vấn đề như: Game thể thao điện tử đem lại lợi ích gì cho cộng đồng? Game bắn súng được coi là game thể thao điện tử? Giải đấu thể thao điện tử là cần thiết? Bạn ủng hộ hay phản đối game thể thao điện tử? Cộng đồng thể thao điện tử, họ là ai? Trách nhiệm của nhà phát hành đối với những sản phẩm game thể thao điện tử? Cần xây dựng nền thể thao điện tử phong trào?...
 
Các bài viết xuất sắc, có ý tưởng của độc giả gửi về sẽ được BTC chọn lọc và đăng tải trên Thanh Niên Online. Mỗi bài viết khi chọn đăng, tác giả sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài. Ngoài ra, mỗi tuần sẽ có hai giải thưởng dành cho hai bài viết (ý kiến, bài cảm nhận) xuất sắc nhất, mỗi giải trị giá 500.000 đồng (giải do Ban tổ chức bình chọn). Các bài viết xuất sắc sẽ được đưa vào danh sách bình chọn trao giải chung cuộc. Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất trị giá 2 triệu đồng, 2 giải nhì trị giá 1 triệu đồng/giải và 3 giải bBa trị giá 500.000 đồng/giải dành cho các bài viết xuất sắc nhất do Ban biên tập Báo Thanh Niên và Công ty VinaGame bình chọn khi kết thúc chương trình.

Các bài viết tham gia diễn đàn vui lòng ghi rõ Bài viết tham gia diễn đàn “Nghĩ về Thể thao điện tử” gửi về địa chỉ: Đỗ Việt Phương, Công ty VinaGame, 459B Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM, hoặc địa chỉ email: phuongdv@vinagame.com.vn. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 21.4.2008 đến 21.5.2008.

Ban tổ chức

Chương trình được tài trợ bởi:
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.