00:46 18/08/2011
0
Ngày 15.6.1996, Trung Quốc (TQ) phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và ban hành Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa).
23:46 16/08/2011
0
Từ năm 1949, thay đổi chính trị của một số nước trong khu vực làm xuất hiện những thực thể nhà nước mới liên quan tới cuộc tranh chấp trên biển Đông. Ở đây, vấn đề quyền kế thừa có tầm quan trọng của nó.
00:29 16/08/2011
0
Đối với quần đảo Trường Sa, những quan trắc cụ thể đầu tiên khu vực này được thực hiện năm 1867-1868 bởi tàu nghiên cứu hải dương của Anh Riflemean.
23:28 14/08/2011
0
Tháng 8.1907, người Nhật có tham vọng chiếm đóng các đảo không người của quần đảo Đông Sa, gần Quảng Đông. Việc này đe dọa trực tiếp tới an ninh của TQ. Biến cố này đã có hậu quả lật ngược hoàn toàn thái độ của TQ đối với Hoàng Sa, quần đảo được coi là bàn đạp có thể được sử dụng để chống lại TQ.
01:57 14/08/2011
0
Kể từ 1885, luật pháp quốc tế về vấn đề thụ đắc lãnh thổ đã thay đổi sâu sắc. Đối với các đất vô chủ terres res nullius, đó là việc chiếm hữu thực sự, không gián đoạn và thường xuyên mà sự không liên tục tương đối lớn có thể được châm chước nếu có phù hợp với việc duy trì quyền có thông báo việc chiếm cứ đó cho các cường quốc khác thông qua con đường ngoại giao. Một danh nghĩa đã từng được thiết lập có thể mất đi nếu quốc gia sở hữu danh nghĩa này nhường lại cho quốc gia khác hoặc bằng con đường chuyển nhượng hoặc bằng con đường thụ đắc theo thời hiệu.
23:26 12/08/2011
0
Nếu các chuyến đi đo đạc, vẽ hải trình được coi là các hành động nhận biết chung, thì việc cắm các bài gỗ theo lệnh vua đã tạo nên một hành vi không thể tranh cãi trong việc thiết lập quyền lực vương triều An Nam trên các đảo hoang không người.
00:28 12/08/2011
0
Các bằng chứng do VN đưa ra cho thấy các hoạt động do các chúa và các vua nhà Nguyễn trên Hoàng Sa và Trường Sa thường tiến hành trên năm lĩnh vực sau:
00:06 11/08/2011
0
Để giải quyết cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh danh nghĩa lịch sử, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bên thứ ba.
22:09 09/08/2011
0
Trên cơ sở các ghi chép và bản đồ cổ của VN, có những nhận xét sau:
01:09 09/08/2011
0
Các tác phẩm và các văn kiện chứng minh quyền phát hiện và chủ quyền của VN trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có niên đại chỉ từ thế kỷ XV, các văn kiện trước đó có lẽ bị tiêu hủy và thất lạc dưới thời Bắc thuộc và các cuộc chiến tranh liên miên.
22:50 07/08/2011
0
- Sự kiện thứ ba: Ngô Thăng, phó tướng thủy sư Quảng Đông đã thực hiện việc tuần biển vào khoảng các năm 49 và 51 đời nhà Thanh (1710 - 1712). “Tự Quỳnh Thôi, lịch Đồng Cổ, kinh Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, Châu Tào tam thiên lý, Cung tự tuần thị (từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, qua Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm, đích thân đi tuần tra xem xét). Gọi Thất Châu Dương ở đây tức quần đảo Tây Sa ngày nay, lúc bấy giờ do hải quân Quảng Đông phụ trách đi tuần”.
15:18 06/08/2011
0
Để hiểu rõ câu chuyện, có thể tham khảo Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước CHND Trung Hoa năm 1980 và Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN VN năm 1979, 1981 và 1988. Nhằm chứng minh sự quản lý của Trung Quốc (TQ) trên các đảo tranh chấp này từ hàng nghìn năm, Bộ Ngoại giao TQ chỉ đưa ra được ba sự kiện sau:
00:35 06/08/2011
0
Để củng cố lý lẽ về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, người TQ sử dụng cả các luận cứ về khảo cổ. Người TQ cho là đã tìm thấy vết tích tiền cổ và vật dụng cổ có từ thời Vương Mãng (năm thứ ba trước Công nguyên cho đến năm 23 sau Công nguyên) trên các quần đảo.
23:52 04/08/2011
0
Trước hết Trung Quốc (TQ) yêu sách chủ quyền trên các quần đảo trên cơ sở quyền phát hiện và sự quản lý. Lập luận của TQ bao gồm: 1. Người TQ đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng. 2. Ngư dân TQ đã khai thác các đảo này từ hàng nghìn năm nay. Điều đó chứng minh chủ quyền của TQ. 3. Sự quy thuộc các đảo này vào TQ được củng cố bằng các phát hiện khảo cổ học. 4. TQ đã thực hiện các hành động cai quản trên các đảo này từ lâu đời. Chúng ta sẽ xem xét lập luận của TQ trong hai tiểu giai đoạn sau: thiết lập một danh nghĩa ban đầu và việc củng cố danh nghĩa đó.
00:20 04/08/2011
0
Trong các thập kỷ gần đây, trong quan hệ với VN, TQ đã hai lần sử dụng vũ lực để giành quyền chiếm hữu các đảo này, ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa và ngày 14.3.1988 tại Trường Sa.
23:32 02/08/2011
1
Lời tòa soạn: Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN là tranh chấp dài nhất, phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Tranh chấp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian qua nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng có thể chấp nhận.