
Chống lãng phí phải chống từ gốc
Lãng phí là một trong những thứ bệnh mà ai cũng phải chống. Từ những ngày đầu làm cách mạng, tôi đã được giáo dục về tiết kiệm qua học tập đạo đức của Bác Hồ.
Lãng phí là một trong những thứ bệnh mà ai cũng phải chống. Từ những ngày đầu làm cách mạng, tôi đã được giáo dục về tiết kiệm qua học tập đạo đức của Bác Hồ.
Ở tỉnh Quảng Ngãi, hàng loạt công trình xây dựng trường học đang lâm vào cảnh dở dang khiến hàng nghìn học sinh mỏi mòn chờ đợi. Hầu hết những công trình này đều do Công ty cổ phần Xây dựng COSEVCO 72 (thuộc Tổng công ty Xây dựng miền Trung) thi công.
Triển khai Chương trình 135 nhằm giúp đồng bào các xã vùng cao có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội là một chủ trương đúng của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều địa phương ở Quảng Ngãi đã biến những điều tốt đẹp kia thành những chuyện khôi hài. Vì vậy, nhiều người dân ở huyện vùng cao Tây Trà gọi những công trình thủy lợi với số vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng thuộc dự án 135 là "công trình thủy... hại".
Trên quốc lộ 1A, giữa vùng cát trắng giáp ranh hai huyện Thăng Bình và Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam), từ năm 1995 đã sừng sững mọc lên một nhà máy đường. Theo thiết kế, nhà máy sẽ tiêu thụ mỗi ngày 1.000 tấn mía, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Để giải quyết các vấn đề về giao thông, Hà Nội đầu tư tới 24 triệu USD cho "Dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị", trong đó phần lớn là vốn vay Ngân hàng Thế giới. Dự án từng thắp lên hy vọng cho hàng triệu người dân thành phố về một bộ mặt đô thị mới, nhưng...
Không thể tưởng tượng được rằng giữa lòng thành phố "tấc đất tấc vàng" như TP.HCM lại có một khu đất rộng gấp đôi diện tích Thảo Cầm Viên Sài Gòn, bị bỏ hoang suốt 30 năm qua. Một tài sản khổng lồ của quốc gia đang bị hoang phí và hiện đang là "một cõi đi về" của các thành phần bất hảo. Đơn vị sở hữu "cánh đồng hoang" này là Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.
Thực hiện chương trình "Biển Đông, hải đảo" từ nguồn vốn Chính phủ và dự án "Khôi phục và hoàn thiện hạ tầng nghề cá Việt Nam" với số vốn 35,868 triệu USD vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được đầu tư xây mới gần 10 cảng cá nhằm phục vụ phát triển kinh tế thủy sản toàn vùng. Gần 10 năm triển khai với hàng trăm tỉ đồng được bỏ ra nhưng hiệu quả mang lại gần như "không có gì".
Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo, người dân thiếu thốn nhiều thứ, nhất là nước sạch và nước cho sản xuất. Nhà nước và nhân dân đã đầu tư không ít tiền của vào các công trình thủy lợi và nước sạch, thế nhưng người dân và cây lúa vẫn khát.
* Cơ quan Nhà nước xà xẻo đất của Nhà nước, biến tài sản công thành tài sản tư * Lãng phí nghiêm trọng: 1m2 đất do doanh nghiệp Nhà nước sử dụng chỉ thu được chưa tới 1.000đ/ngày Trong khi rất nhiều doanh nghiệp của Hà Nội, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu đất sản xuất, kinh doanh thì cũng ngay tại đây, một số cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước khác đang chiếm giữ số diện tích đất không sử dụng khổng lồ.
Đó là khu đất Công viên 23.9 rộng hơn 50.000m2 nằm giữa các tuyến đường trung tâm TP.HCM gồm Nguyễn Trãi - Lê Lai - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thị Nghĩa. Khu đất này một thời là địa điểm dự kiến cho việc xây dựng một cụm công trình, được các nhà đầu tư mệnh danh là "công trình chào mừng thế kỷ 21" phục vụ nhu cầu văn hóa, giải trí và mua sắm của người dân. Thế nhưng, khu đất "vàng" này lại bị bỏ hoang suốt một thời gian dài và có thể xem đó là một biểu tượng cho sự lãng phí.
Mua sắm xe công không đúng tiêu chuẩn định mức, thậm chí bằng nguồn vốn ngân sách dự phòng dành cho các khoản chi khẩn cấp, sử dụng xe công đi ăn nhậu, lễ chùa... - những biểu hiện của tình trạng lãng phí nguồn lực công vẫn năm này qua năm khác diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp. Nhiều vụ việc đã được các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nhưng hiệu quả răn đe dường như vẫn còn hạn chế.
Tại TP.HCM, suốt trong nhiều năm qua, tình hình quản lý nhà xưởng, kho bãi thuộc sở hữu Nhà nước hầu như bị buông lỏng. Chính vì vậy, một báo cáo của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố vào cuối tháng 9/2005 đã đánh giá: "Nhiều năm qua, do công tác quản lý yếu kém, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến nguồn tài sản này bị sử dụng lãng phí, sai mục đích, thậm chí bị chiếm dụng bất hợp pháp, đất bị chuyển đổi công năng, biến của công thành của riêng, gây thất thu rất lớn cho ngân sách...".
Tại trung tâm TP.HCM, số 1 & 5 đường Lê Duẩn, có một công trình rất lạ. Đó là tòa cao ốc 23 tầng được xây dựng trên một mặt bằng hơn 4.000m2 đất, loại đất đắt giá nhất Việt Nam. Đây có lẽ là một trong những tòa nhà to nhất và đắt tiền nhất được xây bằng tiền của Nhà nước, song đây cũng là công trình thuộc cỡ "vô địch thiên hạ" về thời gian thi công - hơn 10 năm vẫn chưa đưa vào sử dụng. Trong hai "kế hoạch 5 năm" đó, có 2 cơ quan thay nhau làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư hiện nay là Tổng công ty Dầu khí. Cả hai thời kỳ, tòa cao ốc số 1 & 5 Lê Duẩn đều là chứng tích thất bại của cuộc đấu tranh chống lãng phí.