(TNO) Đó là khẳng định của lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trong lần đầu tiên gặp gỡ báo chí sáng nay (31.7) tại Hà Nội.
>> Sập giàn giáo ở công trình dự án Formosa: 2 người chết, 3 người bị thương
>> Chỉ đạo dừng xây miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng
>> Bồi thường tiền bảo hiểm cho doanh nghiệp tại Vũng Áng
>> Vụ ‘xô xát ở Khu kinh tế Vũng Áng’: 149 người bị xây xát, 1 người chết
Trước thông tin dư luận cho rằng Tập đoàn bán dự án cho người Trung Quốc, ông Vương Văn Tường, Phó tổ trưởng Tổ quản lý dự án Formosa Hà Tĩnh khẳng định: “Dự án này hoàn toàn do Formosa chủ động đầu tư, không có một đồng một xu nào của người Trung Quốc cả”.
Sự có mặt của người Trung Quốc, theo ông Tường đó chỉ là những người lao động được các nhà thầu đưa sang thi công, hiện tại trong biên chế 4.500 lao động của công ty cũng không có bất cứ một biên chế nào là người Trung Quốc. Hiện có 900 người Đài Loan và 3.600 lao động người Việt Nam tập trung tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
Về lý do tại sao lại phải chọn nhà thầu Trung Quốc, ông Tường giải thích khi tiến hành xây dựng nhà máy thép phải tìm các đối tác có kinh nghiệm, chuyên môn thực tế trong lĩnh vực này. Sau khi đã tìm kiếm tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… không có nước nào có dự án thép mới xây, chỉ có Trung Quốc nên công ty quyết định lựa chọn cho hai khâu gồm luyện gang và luyện thép đều do người Trung Quốc thiết kế, lắp ráp, thi công.
Trong số các cổ đông góp vốn vào Formosa Hà Tĩnh có sự xuất hiện của Công ty China Steel (CSC) với cổ phần 5%. Lãnh đạo này khẳng định China Steel này là của Đài Loan đã cổ phần hoá, nhà nước chỉ nắm giữ hơn 20% vốn, trụ sở nằm tại Cao Hùng.
Ông Vương Văn Tường trao đổi với báo giới tại Hà Nội - Ảnh: Anh Vũ
Liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cho rằng, bản thân dự án hiện tại đang nhận được các chính sách ưu đãi trong khu kinh tế Vũng Áng như các doanh nghiệp khác, không có gì khác biệt. Trước thời điểm Formosa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Chính phủ đã cho phép tất cả các dự án đầu tư vào nhà máy thép đều nhận được thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% tổng suốt vòng đời dự án.
Đối với thuế thu nhập cá nhân không phân biệt cá nhân là người trong nước hay nước ngoài đều được giảm 50%. Ngoài ra, các tài sản cố định, nguyên liệu sản xuất được miễn phí thuế nhập khẩu. Về hợp đồng thuê đất, ban đầu được miễn 15 năm thuế, phí chuyển nhượng đất. Nhưng ngày 1.1.2010 nhận bàn giao mặt bằng, công ty trả luôn tiền thuê đất trong 70 năm. Còn 15 năm được miễn, công ty ứng trước hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh trong chi phí giải phóng mặt bằng.
Chưa biết khi nào nhà máy hoàn thành Theo kế hoạch, nhà máy thép sẽ sản xuất vào 5.2015, nhưng tính đến ngày 30.6 tiến độ tổng thể của lò cao số 1 và những công trình liên quan mới đạt 73%. Ông Tường cho biết, trước 13.5, thời điểm công trình thi công có 26.000 lao động (Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam). Đến hôm nay, công trình thi công chỉ còn khoảng 19.000 người, có khoảng 480 đã quay trở lại nhưng vẫn còn khoảng 5.000 lao động Trung Quốc chưa quay trở lại. “Dự kiến ban đầu đến cuối tháng 5.2015 nhà máy đi vào sản xuất với lò cao đầu tiên cho ra sản phẩm, nhưng bây giờ vẫn còn người Trung Quốc chưa về nên lộ trình khi nào đi vào sản xuất chưa thể biết trước”, ông Tường cho biết và kỳ vọng tháng này lao động sẽ dần quay trở lại, bởi nếu không với nguồn vốn đầu tư lớn việc chậm này nào công ty càng chịu thiệt ngày đó. |
Anh Vũ
Bình luận (0)