Tài khoản này chia sẻ dữ liệu có được còn liên quan đến một số công ty con của FPT và dữ liệu được lấy thông qua trang web của một đơn vị thành viên khối giáo dục FPT.
Một chuyên gia bảo mật cho biết với các dữ liệu có được, tin tặc hoàn toàn khai thác được việc sử dụng chức năng gửi tin nhắn trên web để gửi tin nhắn đến các sinh viên để tiến hành các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến.
Xác nhận với Thanh Niên, đại diện FPT cho biết đã ghi nhận thông tin này và tiến hành tra soát lại hệ thống. Hiện tại, tài khoản Telegram cũng đã không còn tồn tại trên mạng.
Về vấn đề dữ liệu được chia sẻ trên mạng một cách công khai, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã đưa ra khuyến cáo khi tải các tập tin không rõ nguồn gốc từ internet, người dùng có khả năng bị lây nhiễm mã độc được cài cắm sẵn và rất dễ lây lan sang các thiết bị khác. Hậu quả là thông tin trên máy tính của người dùng có thể bị chiếm đoạt, mã hóa, bị xóa toàn bộ dữ liệu hoặc tệ hại hơn là bị lợi dụng để tấn công sang máy tính, hệ thống khác…
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dùng cũng như doanh nghiệp, đặc biệt đối với thông tin cá nhân, Cục An toàn thông tin khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường triển khai biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ cũng như cung cấp dịch vụ trên mạng cho người sử dụng. Chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống thông tin; theo dõi, giám sát phát hiện sớm nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Bình luận (0)