(Tin Nóng) Từ 5 giờ sáng, các cô gái trẻ người Mông đã thức dậy, lặn lội từ các bản làng để về thị trấn Sa Pa (Lào Cai) bắt đầu một ngày làm du lịch.
Đến thị trấn Sa Pa, các cô gái tụm năm tụm bảy, vừa ăn sáng vừa chờ khách du lịch đến
|
Giang Thị Ta, 19 tuổi, nhà ở bản Hầu Thào cho biết, mỗi ngày cô ra thị trấn SaPa đón khách rồi đi bộ cùng khách vào bản Tả Van. “Mình đi theo nói chuyện với họ, họ hỏi mình nói rồi bán hàng, họ thương mua nhiều, không mua thì thôi”, Giang Thị Ta nói.
Trên đường đi, các cô gái sẽ bắt đầu “sàng lọc” khách, thấy khách có “tiềm năng” thì họ sẽ theo đến cùng, nếu không, đến đoạn rẽ vào các bản làng, họ quay trở lại thị trấn Sapa đón khách khác.
Những cô gái trẻ người Mông làm du lịch ở Sapa có chung một đặc điểm là nói tiếng Anh rất lưu loát dù tiếng Kinh không mấy thuần thục. Thắc mắc về điều này, Giang Thị Ta giải thích: “Cứ nói chuyện với Tây, ngày nào cũng nói mà, lúc đầu không biết nói gì, nghe họ nói mình nói lại, cứ thế thành quen”.
Dù không được đào tạo về tiếng Anh hay hướng dẫn viên du lịch, nhưng nhìn các cô gái trẻ người Mông tiếp đón, nói chuyện cùng khách, sẽ nhận thấy sự chuyên nghiệp ở họ. Họ cứ đi, cứ đồng hành cùng khách, nhất là khách quốc tế. Qua trò chuyện, khách sẽ khám phá về phong tục, tập quán của đồng bào bản địa. Đó là nét rất riêng, rất đặc trưng ở Sapa.
Có lẽ nhờ vậy mà khách quốc tế đến với Sapa ngày càng nhiều để khám phá cảnh vật rất riêng và cả con người, phong tục tập quán nơi đây.
Khi những chiếc xe du lịch ngừng lại, các cô gái chen nhau chạy theo, vừa chạy vừa í ới tiếng nói của dân tộc mình. Khách xuống xe, các cô bắt chuyện, hỏi khách muốn vào bản làng nào để họ dẫn đường, tất nhiên là miễn phí
|
Trên các ngã đường từ thị trấn Sapa vào các bản Tả Van, Hầu Thào, Cát Cát - những ngôi làng của đồng bào dân tộc Mông, Dáy… dễ bắt gặp hình ảnh từng đoàn khách Tây lội bộ cùng các cô gái người Mông mang gùi đi bên cạnh. Họ vừa đi vừa trọ chuyện rất vui vẻ. Trong gùi của các cô gái là những vòng đeo tay, khăn, quần áo, nón… do chính tay những phụ nữ người Mông dệt nên
|
|
Càng vào sâu trong bản, không còn những đoàn khách nhộn nhịp nữa mà thường thấy những khách Tây đi riêng lẻ, đi cùng họ là một hoặc hai cô gái người Mông
|
Với những cô gái không giỏi tiếng Anh, bận chăm con nhỏ, họ sẽ tìm một điểm mà khách hay dừng chân trên đường từ Sa Pa vào các bản làng rồi bày bán hàng hóa
|
Khi khách vào đến bản nghỉ trưa, ăn uống cũng là lúc các cô gái có dịp ngồi lại bên nhau, chia sẻ với nhau công việc, khoe hôm nay bán hàng được ít hay nhiều…
|
Thanh Đông
(thực hiện)
>> Chó H’Mông cộc đuôi, chó săn cổ của đại ngàn
>> Sa Pa: Băng giá phủ trắng núi đồi
>> Nét mộc mạc ở chợ phiên Cốc Ly
>> Phiên chợ vùng cao đầu năm
>> Ruộng bậc thang Sapa vào nhóm đẹp nhất thế giới
Bình luận (0)