|
Chuyên nghiệp
Vào những giờ học trong môn tổ chức sản xuất chương trình video của lớp PR3, PR4, khóa 17 Trường ĐH Văn Lang TP.HCM, giảng viên yêu cầu mỗi sinh viên (SV) tự viết kịch bản một chương trình cụ thể, sau đó những ý tưởng độc đáo, mới lạ, không trùng lặp với những chương trình truyền hình thực tế trên ti vi sẽ được chọn lựa để thực hiện.
Không lâu sau đó, hơn 100 SV là bấy nhiêu ý tưởng chương trình trong nhiều lĩnh vực được ra đời. Nào là những chương trình âm nhạc, nào là gala ảo thuật. Hay những chương trình talk show (ngồi lại với nhau để thảo luận một số chủ đề - PV) về giới tính: Who are you (bạn là ai); “Sao” thì sao? Có cả những ý tưởng thực hiện về cả thời trang, kỹ năng sống cho giới trẻ...
|
Mới đây vào ngày 30.10, talk show Tôi là chính tôi do SV Nguyễn Việt Thái viết kịch bản đã nhận được những tràng pháo tay hưởng ứng của mọi SV tham dự. Với nội dung xoáy về vấn đề giới tính, có sự tham gia của khách mời là những người trong cộng đồng LGBT (cộng đồng của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) đến chia sẻ đã giúp SV hiểu hơn về nỗi niềm, buồn vui, trăn trở của những người trong cuộc.
Trước đó, kịch bản game show Khóa sol vui nhộn của SV Nguyễn Ngọc Trâm Anh “lên sóng” đã khiến SV vô cùng thích thú và trầm trồ khen ngợi.
Từ hiệu ứng âm thanh ánh sáng đến những phần thi “Khóa sol bí ẩn”, “Khóa sol biết hát” của những đội chơi, cả phần trình diễn của những ca sĩ khách mời… được mọi người ví von “hay và chuyên nghiệp không kém gì các chương trình trên truyền hình”.
Để tạo được những chương trình hấp dẫn như thế, trước đó mỗi SV đảm trách những công việc khác nhau như: truyền thông, hậu cần, âm thanh, MC… và làm việc vô cùng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, SV còn rủ nhau đồng loạt thay đổi ảnh bìa, ảnh cá nhân trên mạng xã hội thể hiện sự hưởng ứng, háo hức đợi mong.
Phá vỡ cách dạy truyền thống
Bà Phan Thị Tuyết Hương, giảng viên bộ môn tổ chức sản xuất chương trình, cho biết đã rất băn khoăn khi soạn bài giảng. Nếu như tiết học nào cũng dạy theo cách truyền thống thì e rằng không ổn. Bởi vì về lý thuyết đã có rất nhiều sách vở viết, nhất là trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay việc tìm kiếm tài liệu đối với SV là rất dễ dàng. Thế nên mình đã nghĩ ra cách cho SV tự thai nghén, hình thành những "đứa con" của mình.
|
Cũng theo bà Tuyết Hương, với cách dạy thực tế như vậy, đặc biệt là qua những chương trình vừa diễn ra, không chỉ giúp SV chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, kiến thức với nhau, mà còn để SV được thực hiện một chương trình cụ thể với những trải nghiệm ở nhiều vai trò, vị trí khác nhau. Đặc biệt là giúp tiết học vui nhộn và khiến SV hứng thú hơn, thay vì như trước đây trong một số giờ học lý thuyết, một bộ phận SV hoặc làm việc riêng, nói chuyện hoặc... ngủ.
Điều này được thể hiện qua việc khi chương trình kết thúc, nhiều SV tiếc rẻ giá như thời lượng tiết dạy lâu hơn, giá như tiết học nào cũng sinh động, lôi cuốn và thú vị như thế.
Nở nụ cười mãn nguyện khi chứng kiến những chương trình do SV thực hiện thành công mỹ mãn, bà Tuyết Hương chia sẻ: “Rất vui vì SV phản ứng tích cực, họ hứng thú với những tiết vui chơi mà học thế này”.
Giảng viên này cũng hy vọng qua những chương trình giả định sẽ giúp SV có thêm nhiều ý tưởng để tạo ra nhiều chương trình hay tại các công ty, đài truyền hình.
Bình luận
|
Thanh Nam
>> Sinh viên làm sạch đẹp đường phố
>> Sinh viên làm xe ôm thân thiện
>> Sinh viên làm ông đồ
>> Sinh viên làm phim vật vã với cảnh "nóng”
>> Sinh viên làm phim về “bão giá”
>> Sinh viên làm phim về ý thức pháp luật
Bình luận (0)