Giáo viên tiểu học sáng tạo các bài học bằng trò chơi

26/11/2014 11:00 GMT+7

Bằng việc đưa các bối cảnh thần thoại hấp dẫn và quen thuộc lồng ghép vào các bài học, một giáo viên tiểu học tại Trung Quốc đã khiến các em học sinh say mê.

Một ngày bình thường tại một ngôi trường ở Trung Quốc, khi tiếng chuông báo hiệu hết giờ tiết thứ ba vang lên, các bé học sinh lớp 1 đang học thể dục trên sân trường liền vội vã chạy về lớp, em nào cũng hô to: "Sẵn sàng chiến đấu với Tiamat, giải cứu những người dân bị giam cầm… "

Học trong khi chơi

"Tiamat" là nhân vật trong trò chơi "Tiamat huyền thoại". Đây là môt game do giáo viên chủ nhiệm và kiêm dạy môn ngôn ngữ Chu Cát chuẩn bị. Mục đích của trò chơi này là giúp các em học sinh lớp 1 nhanh chóng học đọc và viết tiếng Hoa bằng phiên âm Latin.

Giáo viên tiểu học sáng tạo các bài học bằng trò chơi

Lồng ghép các bài học vào game là một việc rất hiệu quả. (Ảnh: Sina)

Trò chơi Tiamat huyền thoại có câu chuyện như sau: tại một thị trấn nhỏ thời cổ đại có một nhóm các chú yêu tinh lùn sinh sống. Một ngày nọ, thị trấn yên bình này bị Tiamat xâm chiếm. Tiamat đã cầm tù những người dân của thị trấn. Để giải cứu các chú yêu tinh này, loài người phải vượt qua ba chặng đường trong trò chơi.

Các nhiệm vụ đọc viết phiên âm được lồng ghép trong ba chặng đường này,” giáo viên Chu cho biết. Để thu hút các học sinh, ba màn chơi này của game được đặt tên rõ ràng, cụ thể là Giải trừ phong ấn, Tiamat tấn công kẻ yếu, và Loài người phản công. Tương ứng với các màn chơi này là những cuộc luyện tập đọc viết tập thể, các học sinh yếu sẽ phải tự mình luyện tập, các em giỏi hơn sẽ hỗ trợ bạn mình.

Trước khi trận đấu bắt đầu, giáo viên Chu cho học sinh rút thăm, trong 33 học sinh, sẽ có một em ngẫu nhiên nhận được thẻ chơi nhân vật Tiamat. Các em còn lại chơi nhân vật con người, 4 người một nhóm, trong quá trình chơi phải phối hợp giúp đỡ lẫn nhau.

Sau khi hoàn thành việc chia nhóm, các em đóng vai con người mỗi người sẽ có một thẻ, với nhiệm vụ viết đạo cụ mình muốn đem theo lên đó. Chẳng hạn như em nào muốn mang áo giáp sẽ phải viết chữ "Kui jia" (áo giáp trong tiếng Hoa, viết theo kiểu phiên âm) lên thẻ. Tất nhiên, nếu các em biết viết Hán tự thì có thể viết thẳng ra, viết xong tự mình xác nhận là đúng hay sai rồi mới có thể đi qua.

Chuyên dạy học bằng các trò chơi sáng tạo

"Kịch bản của trò chơi lần này tôi mới nghĩ ra đêm qua, mất khoảng chừng 3 tiếng đồng hồ." và mặc dù trò chơi này mới vừa được thiết kế nên, nhưng cốt truyện đã được giáo viên Chu ấp ủ trong một thời gian dài, "Hầu hết trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại đều có những cảnh dũng sĩ cứu khốn phò nguy. Do đó, trong tâm trí các em học sinh lớp 1 thường đã có sẵn một vị anh hùng nào đó". Đây cũng là  là lý do tại sao giáo viên Chu lại thiết kế một trò chơi như vậy.

Đưa việc học phiên âm vào trò chơi là lần đầu tiên, nhưng để kích thích học sinh quan tâm đến việc học ngôn ngữ, giáo viên Chu đã nhiều lần thiết kế nhiều loại hình trò chơi khác nhau. Chẳng hạn như với học sinh lớp năm lớp sáu, giáo viên Chu đã thiết kế "Đấu trường Thủy Hử", "Rao vặt tìm bạn trăm năm cho Trư Bát Giới", "Tổng kết quá trình thỉnh kinh của Đường Tăng", v.v.

Ví dụ trong "Rao vặt tìm bạn trăm năm cho Trư Bát Giới", học sinh khi viết bài, ngoài việc phải nắm rõ cốt truyện Tây Du Ký, còn phải biết mô tả làm đẹp cho lão Trư. Trư Bát Giới vốn sống trong một sơn động ở Cao Lão Trang, để thu hút các cô gái, các em học sinh sẽ phải làm đẹp cho lão như cho lão "sống trong biệt thự ngoại ô, uống nước tinh khiết tự nhiên”…

Giáo viên tiểu học sáng tạo các bài học bằng trò chơi

Game Tam quốc sát (Ảnh: Trang chủ Tam quốc sát)

Trong suy nghĩ của giáo viên Chu, quá trình học tập ngôn ngữ phải thật tự do thoải mái, "nội dung có thể từ từ thấm vào đầu của các em qua các hình thức khác nhau." Năm vừa rồi, trong một lớp thuộc khối lớp 6 (năm cuối tiểu học tại Trung Quốc) có một em rất mê game Tam quốc sát (một game online thẻ tướng cực kỳ nổi tiếng), giáo viên Chu cũng không phản đối: "Khi chơi các game này, các em học sinh có thể biết thêm một số kiến thức về lịch sử, cũng có thể học thêm một số thành ngữ mới."

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.