Xu hướng stream trên thiết bị di động bùng nổ giữa đại dịch Covid-19

Tôn Bảo
Tôn Bảo
23/02/2021 12:59 GMT+7

Trong báo cáo mới nhất, nền tảng phân tích marketing ứng dụng toàn cầu Adjust ghi nhận lượng người stream trên Over The Top (OTT) tăng mạnh trong đại dịch, và xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển sang thiết bị di động.

Với việc phá vỡ lầm tưởng rằng phần lớn người dùng chỉ lấy điện thoại ra stream khi đang trên đường đi làm, báo cáo cho thấy 84% người dùng tại các quốc gia được khảo sát stream trên điện thoại cùng một lượng nội dung, hay thậm chí còn nhiều hơn, kể từ khi đại dịch bùng phát.
Xét trung bình, hơn một nửa lượng người dùng (52,5%) stream nhiều video hơn kể từ khi lệnh phong tỏa được công bố. Chỉ có 12% stream ít lại, tức là số lượng người sử dụng điện thoại để stream video cao gấp 4 lần.
Dựa trên nghiên cứu hơn 8.000 người dùng tại Mỹ, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, và Trung Quốc, Báo cáo ngành stream trên thiết bị di động 2021 nhận thấy người dùng ở mọi thế hệ tại các quốc gia ưu tiên thiết bị di động (mobile-first) đều có thói quen stream. Tổng cộng có gần 90% người dùng trên 55 tuổi tại Trung Quốc (89,8%) và Thổ Nhĩ Kỳ (88,9%) stream trên điện thoại mỗi ngày hoặc ít nhất nhiều hơn một lần một tuần.
“Thói quen stream trên thiết bị di động hiện đang thay đổi mạnh mẽ trên toàn thế giới và giữa các thế hệ người dùng, điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội quảng cáo mới và vai trò mới cho mảng phân tích dữ liệu di động,” theo Paul H. Müller, Đồng sáng lập và CTV tại Adjust. “Một khi hiểu rõ cách thức và thời điểm stream của người dùng, cũng như đâu là kênh và chiến dịch tạo nên tác động marketing cao nhất, khả năng chúng ta xây dựng được một tệp người dùng lớn và trung thành gần như là vô tận.”
Những phát hiện khác của báo cáo bao gồm:
Hầu hết người dùng stream trên thiết bị di động ít nhất một lần một ngày. Người dùng tại Trung Quốc (93,8%) và Thổ Nhĩ Kỳ (91,9%) stream thường xuyên nhất — mỗi ngày cho đến một lần một tuần — so với 69,4% tại Mỹ, 57,2% tại Nhật Bản, và 45,7% tại Anh.
Người dùng ở mọi thế hệ và mọi khu vực stream ít nhất một tiếng mỗi lần truy cập, cho thấy họ không còn chỉ xem các nội dung ngắn — và đã bắt đầu cày đến cuối tập phim hay cả một bộ phim dài.
Millennials là thế hệ stream nhiều nhất trên thiết bị di động, cũng là thế hệ xem stream lâu nhất. Mỗi lần truy cập, họ xem trung bình hơn 90 phút (94,2). Ngay sau là Gen Z, với thời lượng xem chỉ ít hơn 90 phút đôi chút (87,6).
Người dùng trên 55 tuổi không xem stream nhiều bằng, nhưng với trung bình 65 phút mỗi phiên truy cập, thì nhóm này còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Người dùng chi một số tiền khá lớn cho các dịch vụ stream và giải trí theo yêu cầu (on-demand). Hàn Quốc là quốc gia có mức chi cao nhất, 42,68 USD mỗi tháng, so với 33,58 USD của Mỹ và 34,82 USD của Anh.
Truyền hình kết nối (CTV) tận dụng tốt xu hướng sử dụng màn hình thứ hai. Adjust còn xem xét xu hướng sử dụng màn hình thứ hai (second-screening, vừa xem TV vừa sử dụng điện thoại), xu hướng hiện đang bùng nổ trên toàn cầu, cũng như sự phát triển của truyền hình kết nối (CTV). Xét trung bình, hơn 3/4 (76%) tổng số người được hỏi cho biết, họ sử dụng điện thoại khi đang xem TV. Xu hướng này nổi bật nhất tại Singapore và Trung Quốc (cả hai đều 85%), theo ngay sau là Mỹ (83%).
Xét trung bình, 65,4% người dùng xem mạng xã hội, biến ứng dụng này thành lựa chọn hàng đầu của những người có thói quen sử dụng màn hình thứ hai, theo sau là ứng dụng ngân hàng (54,9%) và game (44,9%). Người dùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương chuộng ứng dụng giao đồ ăn hơn, và các thị trường sử dụng tích cực nhất lần lượt là Trung Quốc (65,2%), Hàn Quốc (36,6%) và Singapore (48,2%).
Để khai thác xu hướng stream này, các nhà quảng cáo có thể đặt lời kêu gọi hành động (CTA) ngay tại quảng cáo trên TV, ví dụ tải ứng dụng điện thoại qua mã QR. Điều này mang đến trải nghiệm thương hiệu hoàn toàn mới và có tính tương tác cao, khi sử dụng kết hợp cả hai thiết bị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.