Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2

28/08/2015 20:00 GMT+7

Trong khi Hunter có cho mình những lá Rare rất tốt, thì Rogue lại hoàn toàn trái ngược. Hãy cũng đến với phần đánh giá của Thanh Niên Game về các lá bài Rare mới của Druid, Hunter và Rogue.

Ở kỳ này, Thanh Niên Game sẽ đưa đến game thủ Hearthstone những đánh giá về các lá bài Rare của Druid, Hunter và Rogue trong bản mở rộng The Grand Tournament.

Darnassus Aspirant

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Tốt
  • Chế độ Arena: Tốt
  • Tổng quan: Tốt

Đây là lá bài rất tuyệt, một trong những lá người viết yêu thích nhất trong bản mở rộng lần này. Một minion 2 mana 2/3 đã rất mạnh, Darnassus Aspirant còn sở hữu cho mình một Battlecry cũng mạnh không kém.

Mỗi lần ra lá bài này, bạn được thêm một viên mana rỗng giống như Wild Growth nhưng còn kèm thêm cả một minion 2/3 chỉ với 2 mana. Đây là một sự bổ sung hoàn hảo cho việc thiếu minion vào đầu game của Druid, vừa giúp kiểm soát bàn đấu mà vẫn giữ nguyên khả năng áp đảo về mana.

Mặt khác, mana mất đi do Deathrattle của Darnassus Aspirant cũng không ảnh hưởng nhiều. Bạn ra lá này vào lượt 2 và nó không bị giết là lượt sau bạn có thể ra những minion 4 mana rất mạnh như Pilot Shedder, Violet Teạcher,... Sau đó, dù nó có chết, bạn vẫn tiếp tục có một lượt 4 mana nữa. Chưa kể, bạn còn có thể chủ động kiểm soát Deathrattle của Darnassus Aspirant bằng việc sử dụng hết lượng mana cộng thêm trước khi dùng nó để trao đổi quái.

Trong Arena, lá bài này cũng rất tuyệt. Hiệu ứng tăng mana giúp bạn có thể chiếm lợi thế bằng việc ra những minion mạnh hơn, và chỉ số 2 mana 2/3 quá tốt cho giai đoạn đầu game. Chắc chắn tôi sẽ ưu tiên chọn lá này trong Arena, dù rằng nó là Rare nên có thể cơ hội gặp được sẽ thấp.

Savage Combatant

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Tốt
  • Tổng quan: Trung bình

Một lá bài tạm ổn, nhưng không có gì đặc biệt. Có vẻ Blizzard rất hứng thú với việc tạo ra một bộ bài hệ Beast cho Druid. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Druid vẫn có rất ít sự kết hợp bài liên quan đến hệ Beast (ngoài Druid of the Fang). Nghĩ đến Beast, người chơi thường tìm đến Hunter để có một bộ bài chắc chắn hơn.

Beast Druid không được, vậy liệu Savage Combatant có chỗ trong những bộ bài khác không? Câu trả lời của tôi là không. Một lá bài 4 mana 5/4 cần có một hiệu ứng cực mạnh mới có thể được đưa vào sử dụng, giống như Goblin Blastmage vậy. Có thể đánh giá hiệu ứng Inspire của lá bài này thuộc mức trung bình, khá có tiềm năng trong tương lai.

Trong Arena, Savage Combatant lại là lá bài rất tốt. Không những có chỉ số ổn, hiệu ứng của nó còn hữu ích hơn nhiều trong Arena do Druid rất thiếu các lá bài trực tiếp tiêu diệt quái (removal).

Knight of the Wild

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Trung bình

Nhìn qua có vẻ mạnh, nhưng đây lại là một lá bài tồi. Để giảm mana cost, bạn sẽ phải giữ nó trên tay và triệu hồi ít nhất một Beast. Trong bộ Beast Druid, đó không phải điều gì khó khăn, nhưng 6 mana 6/6 cũng vẫn là một chỉ số quá bình thường. Knight of the Wild sẽ cần khoảng 6-7 lượt nằm trên tay bạn cho đến khi có thể xuống sân với 4 mana. Khi đó, hoặc bạn đang có một bàn đấu mạnh và đe dọa dứt điểm đối thủ với Combo, hoặc đang bị ép xuống thấp máu và liên tục bị đánh thẳng mặt.

Dù trong trường hợp nào, thêm một minion 6/6 lên sân cũng chẳng giải quyết được thêm vấn đề gì. Nếu nó có Taunt thì còn có thể xem xét, nhưng Knight of the Wild đơn giản chỉ là một lá bài với chỉ số thông thường.

Trong Arena, lá bài này được xếp vào khoảng dưới trung bình. 7 mana cho một minion 6/6 là hơi yếu. Nếu bạn đã có một lượng Beast kha khá sau khi chọn xong nửa đầu bộ bài thì mới nên bắt đầu nghĩ đến việc chọn Knight of the Wild.

Ball of Spiders

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Trung bình

Lá bài này gần như không thể sử dụng được trong chế độ đánh thường. Đơn giản nó không thể hoạt động với bất cứ bộ bài Hunter nào cả. Các bộ bài Hunter hiện tại đều có những lá Beast giá trị cực cao và chẳng ai lại đi dùng 6 mana để gọi 3 con Webspinner thay vì Savanah Highmane cả.

Tuy nhiên trong Arena, Ball of Spider cũng tạm chấp nhận được, thậm chí có phần mạnh. Gây áp lực lên bàn ngay lập tức với 3 con Webspinner cùng việc bốc thêm được Beast sẽ giúp Hunter trong những trận đấu kéo dài.

Ram Wrangler

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Tốt
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Tốt

Ram Wrangler là một minion mang yếu tố ngẫu nhiên khá nặng, nhưng không thể phủ nhận sức mạnh của nó. Người viết bài đã thử làm một vài phép tính và kết quả là tỉ lệ gọi được một Beast trên 2 mana rơi vào khoảng 65%. Đó là một con số đáng kể. Bạn có thể dễ dàng gọi được Gahzilla hay Savanah Highmane, từ đó mang lại chiến thắng ngay lập tức cho mình. So sánh với Bane of Doom, Ram Wrangler có phần nhỉnh hơn.

Lá bài này sẽ có thể sử dụng trong các bộ bài Midrange Hunter kết hợp Beast. Ram Wrangler khuyến khích người chơi xây dựng lại bộ bài Hunter theo một phong cách chơi mới mẻ hơn và cũng không kém phần mạnh mẽ.

Trong Arena, việc chọn lá bài này còn phụ thuộc vào việc bạn có sở hữu nhiều Beast trong bộ bài không. Nếu không có chúng, Ram Wrangler sẽ trở thành minion 5 mana có chỉ số tệ nhất trong game.

Powershot

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Tốt
  • Chế độ Arena: Tuyệt vời
  • Tổng quan: Tốt

Đây chính là những gì một bộ bài Hunter thiên hướng Control cần - phép dọn bàn. Powershot giống như một Consecration thu nhỏ với ít hơn 1 mana. Nói chung, đây là một lá bài khá mạnh, có thể dọn sạch những minion nhỏ ở đầu game. Hơn nữa, vào lượt thứ 3, hiếm khi đối thủ có thể có hơn 3 minion trên bàn.

Ngoài việc chống lại các bộ bài Aggro, Powershot còn có thể dùng để chống lại những bộ bài Midrange gọi nhiều token như Midrange Paladin hay Shaman. Chỉ 3 mana cho một lá phép dọn bàn là cực kỳ rẻ và hiệu quả.

Trong Arena, tất cả các lá phép dọn bàn đều tuyệt vời và Powershot không nằm ngoài số đó, nhất là khi Arena bổ sung thêm nhiều lá bài mới khiến cho việc chọn được bài phép ngày càng khó khăn hơn. Đây gần như sẽ là ưu tiên chọn số 1 của Hunter khi chơi Arena, giống như Flamestrike của Mage vậy.

Cutpurse

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Trung bình

Lá bài này có một khả năng rất lạ, do đó thật khó để đánh giá. Một mặt, 2 mana cho một lá bài 2/2 là rất yếu, nó sẽ trao đổi quái bất lợi trong khoảng 90% các trận bạn chơi. Đây là một vấn đề rất lớn. Nhưng mặt khác, khả năng của nó cũng rất tốt nếu được kích hoạt, do ai cũng biết Rogue là class sử dụng Coin mạnh nhất với hiệu ứng Combo.

Dù vậy, xét về khả năng có được Coin, đó là một tỉ lệ rất nhỏ. Bất cứ minion nào ở lượt 2 cũng có thể tiêu diệt Cutpurse. Có thể so sánh Cutpurse với một minion có cùng chỉ số là Pint-Sized Summoner. Pint-Sized Summoner hoàn toàn không có mặt trong các bộ bài thi đấu và tôi nghĩ Cutpurse cũng sẽ chịu chung số phận đó.

Trong Arena, do tính chất ngẫu nhiên, một minion như Cutpurse bù đắp vào khoảng 2 mana còn trống cũng có thể tạm chấp nhận được, nhưng chỉ khi bạn phải chọn giữa Cutpurse và 2 rare dưới mức trung bình.

Burgle

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Tồi
  • Tổng quan: Tồi

Một lá bài nghe có vẻ khá hoa mỹ, nhưng đây không phải những gì Rogue cần. Rogue là class tập trung vào những combo nhỏ và sự kết hợp giữa các lá bài, trong khi Burgle cơ bản chỉ là một phiên bản tệ hơn của Thoughtsteal. Rogue không cần thêm bốc bài nữa, class này đã có những lá bài tốt nhất để phục vụ mục đích bốc bài như Sprint, Fan of Knives, hay thậm chí Gang Up để tăng lượng bài giúp không bị Fatigue.

Yếu tố ngẫu nhiên quá lớn khiến lá bài này trở nên thiếu chắc chắn. Chúng ta hầu như sẽ chẳng bao giờ thấy Burgle xuất hiện trong các bộ bài bình thường cả.

Trong Arena, lá bài này sẽ tốt hơn được một chút do ít nhất nó cũng cho khả năng bốc bài, mặc dù không kiểm soát được.

Shady Dealer

Đánh giá các lá bài Rare trong Hearthstone: The Grand Tournament - Kỳ 2
  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Trung bình

Shady Dealer là một trong những lá bài tốt nhất của hệ Pirate. Nếu kích hoạt được Battlecry của nó, 3 mana cho một minion 5/4 là khá khỏe. Nếu không, 4/3 vẫn là một chỉ số tốt.

Tuy nhiên, lá bài này cần nằm trong một bộ bài xây dựng riêng cho Pirate và chúng ta đều biết từ trước đến này chưa có bộ bài Pirate nào thực sự mạnh và hoàn chỉnh cả. Dù rất hi vọng, nhưng người viết cũng không nghĩ Pirate có thể trở thành một bộ bài phổ biến sau bản mở rộng The Grand Tournament.

Trong Arena, lá bài này sẽ được xếp vào khoảng trung bình với chỉ số 3 mana 4/3. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể có thêm một vài Pirate trong bộ bài để kích hoạt Battlecry, nhưng hãy chắc chắn rằng việc chọn con Pirate đó không làm giảm sức mạnh bộ bài của bạn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.