Tam MU tranh hùng: Thế chân vạc trong làng webgame Việt

14/07/2015 10:00 GMT+7

Trong thời gian qua, sự xuất hiện của một loạt webgame MU như MU Truyền Kỳ, MU Huyền Thoại và MU 2 được kỳ vọng sẽ làm sống lại huyền thoại MU Online, nhưng đồng thời cũng hình thành “thế chân vạc” trong cuộc chiến giành giật người chơi của những tựa game này…

"Tam Game Chí" – Những “thế chân vạc” trong quá khứ…

Nếu như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, “thế chân vạc” chỉ gói gọn trong cuộc tranh đấu giữa ba nhà Ngụy – ThụcNgô trong cuộc chiến đoạt lấy lãnh thổ Trung Hoa, thì ở Việt Nam, ngay trong thị trường game online, những “thế chân vạc”, những “Tam Quốc Chí” này từng xảy ra tương đối nhiều lần, và rõ ràng luôn luôn chỉ có kẻ thắng cuộc mới được tồn tại. Hãy cùng Thanh Niên Game điểm qua một vài “thế chân vạc” tiêu biểu từng có trong làng game Việt.

MMORPG "phân tranh": Khan Online – Con Đường Đế Vương – Võ Lâm Truyền Kỳ

Tháng 6.2005, Võ Lâm Truyền Kỳ Open Beta. Tháng 7 năm đó, CyberWorld cũng cho ra mắt Khan. Tới tháng 8.2005, một MMORPG tiếp theo xuất hiện mang tên Con Đường Đế Vương đi theo xu hướng 3D hóa với bối cảnh Tây phương.

Webgame MU:

Võ Lâm Truyền Kỳ trở thành "bá chủ" suốt một thời gian dài

Tuy vậy, ở thời điểm đó xu thế 3D vẫn còn quá mới mẻ, cộng với sức hút quá mạnh của Võ Lâm Truyền Kỳ khiến hai đối thủ trôi dần vào ảm đạm và tụt lại hẳn trong cuộc đua "tam mã". Tháng 10.2006 và 9.2007 Khan OnlineCon Đường Đế Vương lần lượt đóng cửa trong vô vọng. Chỉ còn VLTK trụ lại và "xưng vương" đến tận bây giờ.

MMOFPS "đại chiến": Special Force – Sudden Attack – Cross Fire

Sau đó chừng 3 năm, tức 2008, “thế chân vạc” lại một lần nữa tái diễn, nhưng lần này, là trong phạm vi các tựa game FPS. Có thể nói, lúc bấy giờ đây là đề tài tranh cãi và thu hút nhiều sự chú ý nhất từ phía cộng đồng, cả 3 nhà phát hành đều tung hết nhân tài và vật lực vào cuộc chiến FPS ăn khách.

Webgame MU:

Cross Fire trở thành cái tên hút khách nhất trong số các tựa game bắn súng

Cuối cùng, chỉ có đúng Cross Fire là thành công vang dội nhờ lối chơi có phần đơn giản và hợp với thị hiếu game thủ Việt Nam. Cho tới tận bây giờ có lẽ nó vẫn là sản phẩm "hút tiền" nhất của VTC Game và cũng là MMOFPS duy nhất còn sống sót được sau nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử làng game nước nhà.

"Chiến trường" 3D: Granado Espada – Atlantica – Độc Bá Giang Hồ

Ngay từ khi các thông tin đầu tiên được hé lộ hồi đầu năm 2009, cả Granado Espada, Atlantica Độc Bá Giang Hồ đều gây sốt cho cộng đồng người chơi Việt. Chiến dịch quảng bá của ba nhà phát hành lại càng khiến cuộc đua trở nên gay cấn hơn, họ tưởng rằng xu thế 2D đã lỗi thời và đến lúc để MMORPG 3D trỗi dậy.

Webgame MU:

Cả ba tựa game được kỳ vọng đều thất bại thảm hại.

Thế nhưng sự thất bại cực kỳ chóng vánh của cả 3 ứng viên trên khiến hầu hết các NPH phải nhìn nhận lại về xu hướng 3D tại Việt Nam, để rồi tất cả đều chùn tay khi nghĩ tới việc nhập bất cứ sản phẩm tương tự nào trong những năm gần đây.

Bộ ba MU: “Tam Quốc Chí” thêm một lần tái diễn…

Những diễn biến bất ngờ chỉ trong tháng 6.2015 cho thấy, sắp tới đây làng game Việt sẽ chứng kiến thêm một "cuộc đua tam mã" giữa 3 webgame lấy đề tài MUMU Truyền Kỳ, MU 2MU Huyền Thoại (sắp ra mắt). Đã khá lâu rồi các tín đồ game online nước nhà mới lại đứng trước “thế chân vạc” ác liệt đến như vậy, nhất là sau giai đoạn huyền thoại MU Online mất đi sự độc tôn do bị ngưng phát hành tại Việt Nam. Và rõ ràng, cuộc chiến MU này chắc chắn khốc liệt hơn tất thảy những “thế chân vạc” từng diễn ra trong quá khứ chính bởi độ phổ biến, độ quen thuộc và sức ảnh hưởng đối với cộng đồng game thủ và hơn hết chính là tính “thời sự” của nó trong thời điểm hiện tại…

Webgame MU:

MU Truyền Kỳ đã chủ động "đánh phủ đầu"

Trong ba webgame trên, đã có hai cái tên thuộc về những nhà phát hành có thâm niên trong nghề, đó chính là VNG (MU Huyền Thoại) và CMN Online (MU Truyền Kỳ), cái tên còn lại thuộc về một nhà phát hành chưa có nhiều danh tiếng nhưng được bù lại bằng sức trẻ: XTV. Trong số ba webgame, đã có hai sản phẩm ra mắt: MU Truyền KỳMU 2; tựa game còn lại, theo nhiều nguồn tin, nhà phát hành VNG đặt mục tiêu sẽ ra mắt trong tháng 7 này.

Webgame MU:

MU 2 gây nhiều tò mò cho game thủ

Và cũng như thế, mỗi nhà phát hành, hay nói đúng hơn là mỗi tựa game đều chọn cho mình một phương cách riêng để đến với game thủ. MU Truyền Kỳ có thể ví như Tào Tháo của nhà Ngụy khi xưa, chọn cách đi tắt đón đầu, ra mắt bằng cách gây bất ngờ cho cộng đồng, cũng đồng thời là “tiên phát chế nhân”. MU 2 lại “đánh” vào sự tò mò của game thủ, sẵn sàng chấp nhận những nghi vấn khi bất ngờ “phân thân” thành những hai phiên bản: MU 2MU Web. Trong khi đó, MU Huyền Thoại “bình chân như vại”, vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện mình, chẳng khác nào khi xưa Lưu Bị nhẫn nại “trồng rau” trong phủ thừa tướng…

Webgame MU:

MU Huyền Thoại vẫn đang "thủ thế", chờ thời điểm ra mắt

Webgame MU:

Fanpage của MU Huyền Thoại luôn sôi nổi, hừng hực khí thế, chuẩn bị cho cuộc "đổ bộ" của mình

Rõ ràng, “thế chân vạc” đã hình thành, và "cuộc chiến" giành sự quan tâm của cộng đồng game thủ đã diễn ra giữa ba thế lực webgame lấy đề tài MU, chẳng khác nào câu chuyện Tam Quốc của thời hiện đại...

Vậy kết quả của cuộc chiến này sẽ ra sao, có lẽ khó có ai có thể tiên đoán chính xác. Về phần mình, Thanh Niên Game xin được trích một câu quen thuộc trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: "Hạ hồi phân giải"!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.