Vì sao FO3 không có cầu thủ Việt và niềm hy vọng "Thẻ Công Phượng +1" ?

13/07/2015 10:05 GMT+7

Game thủ Việt chơi FIFA Online chắc hẳn ai muốn sở hữu cầu thủ Việt trong đội hình. Tuy nhiên sau rất nhiều năm, chúng ta vẫn không thấy bất cứ cầu thủ Việt nào xuất hiện, vậy nguyên nhân đến từ đâu?

“Trước tiên, cần lưu ý rằng điều kiện “cần và đủ” để cầu thủ có trong FIFA Online 3 nói riêng và FIFA truyền thống nói chung là cầu thủ đó phải thi đấu ở các CLB thuộc các giải VĐQG được EA - NSX FIFA mua bản quyền hoặc được EA mua trực tiếp bản quyền hình ảnh của mình.”


Không có cầu thủ thi đấu ở nơi có bản quyền của EA

Thật ra từ trước đến nay không phải là không có cầu thủ nào của Việt Nam được các CLB nước ngoài mời thi đấu. Năm 2001, Lê Huỳnh Đức trở thành cầu thủ Việt đầu tiên xuất ngoại với bản hợp đồng cùng Chongqing Lifan tại giải Vô địch quốc gia Trung Quốc. Lần đó, tiền đạo số 1 của bóng đá Việt Nam lúc bấy giờ chỉ thi đấu được 4 trận, ghi được 1 bàn, và không có trận đấu nào được thi đấu đủ 90 phút.

Sau Lê Huỳnh Đức, Lương Trung Tuấn là cầu thủ thứ hai của Việt Nam được xuất ngoại, bất chấp những bê bối về bán độ ở bóng đá trong nước. Kết thúc mùa giải 2004, Lương Trung Tuấn lãnh án treo giò 3 năm (sau được giảm còn 2 năm) do dính líu đến nghi án bán độ tại Cup C1 Đông Nam Á mùa bóng trước đó. Cầu thủ này sau đó được Bình Định giúp đỡ, cho vào biên chế và nuôi ăn nuôi tập trong suốt một năm trời. Năm 2005, anh xuất ngoại đá cho Cảng Thái Lan và giúp đội bóng này thi đấu tốt, cán đích hạng Tư ở mùa giải đó.

Cùng dính nghi án bán độ với Trung Tuấn tại mùa giải 2003 - 2004 là Nguyễn Việt Thắng. Lãnh án treo giò 3 năm, anh này được gởi sang Porto B để học việc, sau đó trở lại thi đấu cho Đồng Tâm Long An năm 2006. 

Năm 2007, Hữu Thắng từng được mời thử việc tại LA Galaxy của giải chuyên nghiệp Mỹ MLS. Không gây được ấn tượng, Hữu Thắng đã nhanh chóng xách vali về nước chỉ sau một thời gian ngắn.

esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-1

Buổi kí kết hợp đồng “trong mơ” của Công Vinh với CLB Sapporo (Ảnh: Thanh niên Online)

Lê Công Vinh có lẽ là cầu thủ Việt nhiều lần và cũng thành công nhất khi thi đấu tại nước ngoài. Năm 2009, anh có 3 tháng khoác áo CLB Leixoes của Bồ Đào Nha theo dạng cho mượn, với sự giới thiệu của HLV Henrique Calisto. Tại đội bóng đang thi đấu ở giải đấu cao nhất Bồ Đào Nha, Công Vinh ghi được 2 bàn trong 1 trận giao hữu và 1 trận thi đấu chính thức. Năm 2013, Công Vinh lại có một bản hợp đồng thử việc khác tại CLB Sapporo của Nhật Bản. Tuy nhiên, bản hợp đồng này lại có tính chất "làm thương hiệu" nhiều hơn, từ hãng bia lúc đó mới có mặt tại thị trường Việt Nam và cũng là nhà tài trợ của đội bóng lẫn giải hạng Nhì Nhật Bản. 

 esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-2

Công Vinh khi khoác áo CLB Sapporo (Ảnh: Thanh Niên Online)

Song, dù cho hiện nay Công Vinh vẫn còn khoác áo Sapporo thì anh vẫn không thể có mặt trong FIFA Online 3. Lý do đơn giản là vì hiện tại FIFA không có bản quyền giải đấu nào ở Nhật Bản, chỉ có những cầu thủ Nhật Bản đang thi đấu tại những nước EA  có bản quyền thì mới có mặt trong FO3. Điển hình như trường hợp của Honda tại AC Milan hay Uchida tại Schalke 04...

V-League còn... khuya mới thấy

Một giải đấu vô địch quốc gia để có thể “được” EA để ý, trước hết giải đấu đó phải có trình độ chuyên môn rất cao, danh tiếng thuộc hàng Top của thế giới. Ngoài ra, các CLB trong giải đấu phải có hậu cần ổn định, quy mô vững chắc, đồng thời, các cầu thủ phải có tiềm năng đại diện quảng cáo thương mại cho các “ông lớn”.

 esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-3

Trình độ chuyên môn của V-League vẫn chưa đủ (Ảnh: Thanh Niên Online)

Nếu nói đến V-League, có lẽ giải đấu vô địch quốc gia Việt Nam của chúng ta sẽ bị loại ngay từ vòng… gửi xe. Bởi lẽ, khả năng chuyên môn của chúng ta thuộc vùng trũng sâu nhất của bóng đá thế giới,chưa kể đến việc tài chính của các CLB còn rất “mập mờ” khi các ông bầu “thích thì chơi, buồn thì nghỉ”. Bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến một vấn nạn khác tại V-League đã tồn tại rất lâu, tốn rất nhiều giấy mực báo chí, đó là chuyện “bạo lực sân cỏ”. 

 esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-4

Bạo lực sân cỏ vẫn diễn ra thường xuyên tại V-League (Ảnh: Thanh Niên Online)

Dù lượng khán giả quan tâm đến giải đấu vẫn không ngừng gia tăng, tuy nhiên có lẽ sẽ còn rất lâu nữa, chúng ta mới có thể nâng V-League lên tầm cỡ châu lục được. Bởi lẽ... vì rất nhiều thứ mà bài viết này không thể nói hết.

Khả năng cạnh tranh với đối thủ PES là chưa đủ

Một điều kỳ lạ khó lý giải đó là, các nước ở khu vực Châu Á và Đông Âu lại có xu hướng thích chơi PES (Pro Evolution Soccer) của KONAMI hơn là FIFA của EA.

 esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-5

PES vẫn là đối thủ cạnh tranh gay gắt của FIFA tại Châu Á và Đông Âu

Dù cũng sở hữu thị phần không nhỏ trên toàn thế giới, cùng với  số lượng bản quyền các giải đấu và CLB nhiều hơn hẳn so với đối thủ PES, song câu chuyện giữa chơi PES hay FIFA vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi của cộng đồng game thủ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ, có lẽ bạn sẽ mất cả ngày trời nếu muốn tìm một tiệm PlayStation có FIFA. Trong khi đó, chỉ cần bước ra tiệm gần nhà bạn nhất, chắc chắn rằng nơi đó sẽ có PES phiên bản mới nhất dành cho bạn.

Tuy cộng đồng đã bị nhỏ đi rất nhiều, không có giải đấu dành cho các game thủ, nhưng chung quy, PES vẫn là "ông vua" trên hệ máy console tại Việt Nam.

esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-6

Các tụ điểm Play Station là nơi cộng đồng PES sinh hoạt

FIFA truyền thống bị "crack" quá nhiều

Dù đã sử dụng Origin để làm cổng giao tiếp cho kênh FIFA truyền thống, tuy nhiên số lượng người chơi “bẻ khóa” FIFA tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn diễn ra rất phổ biến.

 esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-7

Phần mềm crack tràn lan trên thị trường (Ảnh: Gamekeygenandcrack.com)

Cách đây 5 - 7 năm,  việc đòi các game thủ ở khu vực Đông Nam Á bỏ ra số tiền gần 70$ để mua bản quyền là rất bất khả thi, vì khi ấy kinh tế chung của khu vực chưa phát triển mạnh, cũng như khái niệm "mua game" còn rất xa lạ. Tuy nhiên ngày nay,  dù mức sống đã được cải thiện rất nhiều, song một số người vẫn có thói quen cũ, đó là “chơi game chùa”. Họ còn cho rằng đây là một hành động thông minh vì không phải bỏ tiền ra, nhưng họ không hề biết rằng mình đang góp phần vào việc khiến EA “cạch mặt” các nước trong khu vực.

 esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-8

69.9$ là số tiền cần trả để sở hữu bản quyền FIFA (Ảnh: fifavn.org) 

Niềm hy vọng "Thẻ Công Phượng +1"

Một chút mơ mộng, chúng ta cũng có thể đặt nhiều niềm tin cho thế hệ trẻ trưởng thành từ U19 hiện, như Tuấn Anh, Xuân Trường và đặc biệt Công Phượng đang thể hiện được khả năng vượt trội so với những cầu thủ cùng trang lứa. Đặc biệt, người đang có được nhiều niềm tin nhất trong lòng NHM đó chính là Công Phượng. Từ sau SEA Games 28 vừa qua, anh đã khẳng định được vị thế của mình. Mới đây nhất,  giới báo chí rộ lên tin đồn Công Phượng sắp sang Úc thi đấu, đây là một tia sáng hi vọng  dành cho các game thủ FIFA Online 3 Việt Nam với hi vọng sở hữu “Thẻ Công Phượng +1”.

 esports-thanh-nien-game-cau-thu-vn-fo3-9

Lứa cầu thủ U19 đang là niềm tin cho NHM (Ảnh: Thanh Niên Online)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.