Đây là đề tài do các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành của Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện theo đơn đặt hàng của Ban Chỉ đạo Nghị quyết T.Ư 6 (2). Từ những lý luận và thực tiễn, ông Phan Diễn cho rằng những việc trước mắt cần làm để chống tệ quan liêu, lãng phí là tiếp tục hoàn thiện bộ máy cồng kềnh, không khoa học, nhiều tầng nấc trung gian hiện nay; đẩy mạnh việc đào tạo, giáo dục tác phong của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính. “Việc này phải gắn với việc đổi mới cách làm nhân sự của Đảng” - ông Phan Diễn nhấn mạnh.
Theo nhóm nghiên cứu, tệ quan liêu là một hiện tượng xã hội tiêu cực rất nguy hiểm được biểu hiện bằng: bộ máy cồng kềnh, nhiều đầu mối, quá nhiều cấp thủ trưởng, quá nhiều văn bản; vô trách nhiệm, cấm đoán tràn lan, không muốn công khai, không muốn tiếp xúc với nhân dân, bóp nghẹt, đàn áp sự phê bình... Cũng theo nhóm nghiên cứu, “tệ quan liêu có mối liên hệ rất mật thiết với tệ nạn tham nhũng lãng phí... Ở đâu tệ quan liêu tồn tại và phát triển thì ở đó có tệ tham nhũng, lãng phí”.
T.Nhung
Bình luận (0)