tin liên quan
Ngành điều nội chiến, phá giáXuất khẩu tôm cũng trong hoàn cảnh tương tự nhưng chưa có con số thống kê cụ thể. Giá tôm trong nước và xuất khẩu đang giảm mạnh với con số khoảng 20 - 30%. Nguyên nhân khó khăn trong việc xuất khẩu những mặt hàng trên được cho là do tác động chung của thị trường thế giới và cả trong nước cung vượt cầu. Các mặt hàng này phần lớn chưa nhận được tín hiệu lạc quan nào từ thị trường.
Những mặt hàng còn lại không bị khủng hoảng thị trường lại bị “dính” các rào cản, kỹ thuật, thương mại. Cụ thể như: Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục duy trì thẻ vàng đối với ngành khai thác hải sản. Việc này đã làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Không chỉ thế, EU còn đang xem xét việc tăng cường kiểm tra chất lượng với quả thanh long tươi. Một thị trường lớn khác là Mỹ vẫn đang áp dụng thuế chống bán phá giá với tôm và cá tra. Tháng 3 năm nay, Mỹ còn tăng thuế đối với cá tra lên mức cao kỷ lục 3,87 USD/kg, mức thuế mà các doanh nghiệp cho là cá tra hết đường vào Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ còn áp dụng chương trình thanh tra cá da trơn đối với cá tra Việt Nam.
Nhiều nông sản Việt Nam không vào được các thị trường cao cấp đã chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc. Cá tra là trường hợp điển hình. Trung Quốc đã vượt qua EU, Mỹ trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Hiện tại cá tra đang trong cơn sốt giá. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến trường hợp của ngành chăn nuôi heo cách đây 2 năm.
Nếu không rơi vào hai trường hợp trên thì lại xảy ra chuyện cộng đồng doanh nghiệp trong ngành hại nhau. Đó là trường hợp của ngành điều, các doanh nghiệp tranh bán, phá giá lẫn nhau dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa vì thua lỗ.
Bình luận (0)