Giá trị và tiềm năng kinh tế của trầm hương

24/03/2023 08:00 GMT+7

Trầm hương là một trong những loại gỗ đắt nhất trên thế giới. Đặc biệt, nước ta lại là một quốc gia có tiềm năng, lợi thế để có thể phát trầm hương chất lượng cao và sản lượng lớn.

Tại Việt Nam, nhiều người quen thuộc với trầm hương qua nhang trầm hay vòng tay trầm hương. Nhưng trong thực tế có cả một ngành công nghiệp liên quan đến trầm hương với giá trị ước tính tại năm 2019 là 32 tỉ USD, dự kiến sẽ đạt 64 tỉ USD vào năm 2029 (theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế CIFOR).

Trầm hương được thương mại hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như miếng trầm, tinh dầu trầm, bột trầm, nhang trầm,... Trong đó trầm hương dạng miếng là sản phẩm được giao dịch hàng đầu trên toàn cầu. Được sử dụng trong sản xuất trầm hương xông đốt hoặc được chạm khắc thành phụ kiện, đồ trưng bày nghệ thuật.

Cùng với đó tinh dầu trầm hương có thị trường tiềm năng rộng lớn vì đó là nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược quý hiếm sử dụng trong ngành hương liệu nước hoa, mỹ phẩm. Sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên và nước hoa thơm chất lượng cao đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Cũng như vậy, sự phổ biến ngày càng tăng của tinh dầu trầm hương trong liệu pháp mùi hương cho các tác dụng trị liệu ngành đông y, dược phẩm, các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Giá trị và tiềm năng kinh tế của trầm hương - Ảnh 1.

Oud hay trầm hương là một trong những mùi hương phổ biến nhất trong thị trường nước hoa.

Trầm hương đã có giá trị lớn từ hàng ngàn năm nay do sự đặc biệt khan hiếm của nó. Việc khai thác quy mô lớn từ các quần thể tự nhiên đã gây ra sự cạn kiệt nhanh chóng của loài này trong tự nhiên và loài này hiện được xếp vào danh sách "nguy cấp" và gần như tuyệt chủng trong tự nhiên (theo Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES).

Do nhu cầu và giá trị lớn của trầm hương, 30-40 năm trở lại đây các công ty, các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đã đổ công sức để tìm kiếm công nghệ cấy tạo trầm, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Công nghệ cấy tạo trầm bằng men vi sinh của Trầm Hương Chiên Đàn đang chứng minh những kết quả vượt trội nhờ biết tận dụng những ưu thế về thổ nhưỡng, giống cây dó bầu tại Việt Nam và kinh nghiệm hơn 40 năm của những nhà nghiên cứu đi trước.

Được hình thành do quá trình cây dó bầu bị tổn thương, thân cây tiết ra nhựa dầu để bảo vệ và phục hồi ở vị trí đó. Qua thời gian dài, nhựa dầu tích tụ và biến thành tụ trầm hương. Hầu hết các phương pháp cấy tạo trầm hiện nay như phương pháp hóa học sẽ tác động làm tổn thương cây nhưng đồng thời cũng sẽ làm cây chết sau 1-2 năm. Lớp trầm tạo thành từ phương pháp cấy tạo hóa học rất mỏng, thường chưa tới 1mm.

Giá trị và tiềm năng kinh tế của trầm hương - Ảnh 2.

Một hộc gỗ đang trong quá trình tạo trầm từ cây dó bầu của vườn trầm hương Chiên Đàn.

Vì vậy, công nghệ hay phương pháp tạo trầm là yếu tố quyết định quan trọng hàng đầu tới chất lượng thành phẩm. Công ty Cổ phần Trầm hương Chiên Đàn ứng dụng công nghệ cấy men vi sinh, tạo trầm nhưng cây vẫn có thể tiếp tục sống khỏe mạnh lâu dài sau khi cấy tạo, giúp cây dó phát triển và hình thành trầm hương theo cách tương tự như trong tự nhiên, cho cây có đủ thời gian tích tụ dầu ở vết thương và tạo thành trầm hương với độ dày, mùi hương và chất lượng vượt trội.

Giá trị và tiềm năng kinh tế của trầm hương - Ảnh 3.

Vườn dó bầu của công ty trầm hương Chiên Đàn với hơn 2100 cây

Tác động trong quá trình cấy tạo là tác động chủ động, với số lượng và vị trí các vết thương được tính toán. Do đó khối lượng trầm hương thu được trên mỗi cây sẽ lớn hơn. Đồng thời cây vẫn được duy trì sức sống để tiếp tục tích lũy dầu và tạo thành trầm hương chất lượng cao hơn, mang lại giá trị kinh tế cao.

Trên thực tế, khi cấy tạo công nghệ này sau 2-3 tháng quá trình tạo trầm đã bắt đầu hình thành. Kết quả thay đổi (quá trình tạo trầm, tích tụ tinh dầu) có thể được theo dõi sau mỗi 3, 6, hay 12 tháng. Với cây được giữ lại trong thời gian lâu hơn sẽ tạo ra trầm với chất lượng tốt hơn và giá thành cao hơn.

Dự kiến cuối năm 2025 sẽ bước vào giai đoạn thu hoạch và thương mại hóa. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu trong nước, Chiên Đàn còn hướng tới tham vọng đưa sản phẩm trầm sạch, an toàn, chất lượng tới các thị trường mục tiêu như: Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.