Sáng 1.8, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.161 đồng/USD, giảm 15 đồng so với cuối tuần qua. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại đầu tuần hầu như đứng yên như ngân hàng Vietcombank vẫn mua vào 23.170 đồng/USD và bán ra 23.480 đồng/USD; Eximbank tiếp tục mua USD là 23.230 đồng/USD và bán ra 23.460 đồng/USD... Giá USD tự do mua vào còn 24.170 đồng/USD và bán ra 24.270 đồng/USD, giảm 140 đồng so với cuối tuần qua.
Giá USD tự do sáng 1.8 giảm mạnh |
Ngọc Thắng |
Chỉ số USD-Index trên thị trường thế giới xuống 105,85 điểm, giảm 0,02 điểm so với cuối tuần qua. Trong tuần này, có nhiều dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố có thể tác động đến thị trường tài chính và xu hướng đầu tư. Đó là Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 7, chứa thông tin về số việc làm mới tạo ra trong nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Các báo cáo việc làm hằng tháng luôn rất quan trọng, nhưng số liệu trong mấy tháng tới có lẽ còn đáng chú ý hơn. Một số nhà phân tích cho rằng nếu thị trường lao động tiếp tục vững mạnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể không ngần ngại trong việc nâng lãi suất. Ngược lại, nếu tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng, Fed có khả năng sẽ tính đến việc giảm nhịp độ thắt chặt. Karl Schamotta, chiến lược gia tại Corpay ở Toronto, cho rằng thị trường đang chuẩn bị cho một thời kỳ mà lạm phát và tốc độ tăng trưởng giảm dần. Báo cáo việc làm Mỹ vào tuần tới được cho là một chất xúc tác có khả năng gây biến động nếu việc tạo việc làm chậm hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, một nhóm số liệu vĩ mô quan trọng nữa là chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) dự kiến công bố trong ngày 1.8 và 3.8. Trong tháng 6, chỉ số PMI ngành dịch vụ của ISM đạt 55,3 điểm, giảm so với tháng 5 nhưng vẫn cao hơn dự báo của các chuyên gia. Chỉ số PMI ngành sản xuất của ISM ghi nhận ở 53 điểm trong tháng 6, thấp hơn con số 56,1 điểm của tháng 5 và cũng tiêu cực hơn dự báo...
Bình luận (0)