Giá vàng hôm nay 4.5.2022: SJC giảm dưới 70 triệu đồng/lượng

Thanh Xuân
Thanh Xuân
04/05/2022 08:59 GMT+7

Giá vàng SJC ngày 4.5 đồng loạt giảm xuống dưới mức giá 70 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng trở lại hoạt động sau kỳ nghỉ lễ nhưng giá SJC vẫn cao hơn quốc tế 18,3 triệu đồng/lượng.

Sau một kỳ nghỉ lễ kéo dài, các đơn vị kinh doanh vàng hoạt động trở lại vào ngày 4.5 với giá vàng SJC đồng loạt giảm, mất mức 70 triệu đồng/lượng. Eximbank giảm 450.000 đồng mỗi lượng, mua vào còn 69,3 triệu đồng/lượng và bán ra 69,8 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC giảm 400.000 đồng/lượng, mua vào còn 69,2 triệu đồng/lượng và bán ra 69,95 triệu đồng/lượng… Giá vàng SJC cao hơn thế giới giữ ở mức cao 18,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm còn dưới 70 triệu đồng/lượng sau kỳ nghỉ lễ

Vàng SJC xuống giá dưới 70 triệu đồng/lượng

ngọc thắng

Kim loại quý trên thị trường quốc tế sau khi giảm mạnh về mức 1.850 USD/ounce đã hồi phục tăng lên lại mức 1.863 USD/ounce vào sáng 4.5. Các nhà đầu tư mua vàng giá rẻ là nguyên nhân đẩy giá tăng sau nhiều phiên sụt giảm. Thị trường đang chờ đợi thông tin chính thức từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc tăng lãi suất 0,5%. Việc tăng lãi suất khả năng xảy ra cao khi chỉ số giá tiêu dùng CPI cho tháng 3.2022 đã tăng lên 8,5%, mức cao nhất trong 40 năm và chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE, chỉ số lạm phát được Fed sử dụng) đã tăng lên 6,6%. Hiện Fed đang cố gắng giảm lạm phát bằng cách nhanh chóng tăng lãi suất huy động thêm 0,5% trong tháng này và rất có thể một đợt tăng 0,5% nữa tại cuộc họp Ủy ban Thị trường mở (FOMC) tháng 6.

Fed đang coi việc thắt chặt tiền tệ của mình là vũ khí để đưa mức lạm phát hiện tại là 6,6% và PCE có thể chấp nhận được là 2% hoặc 3%. Dựa trên những dữ liệu lịch sử về việc tăng lãi suất để giảm lạm phát của Mỹ, việc tăng lãi suất thêm 3% sẽ làm giảm đáng kể áp lực lạm phát và đưa chúng về mức mục tiêu có thể chấp nhận được.

Một yếu tố khác khiến Fed khó có thể giảm đáng kể mức lạm phát đang gia tăng là do áp lực lạm phát hiện tại phần lớn là do các vấn đề về chuỗi cung ứng. Hiện tại, chi phí năng lượng, thực phẩm và nhà ở tăng cao là những yếu tố chính gây ra mức lạm phát ở mức 8,5% (CPI tháng 3). Mặc dù việc tăng tỷ giá sẽ dẫn đến suy giảm kinh tế, nhưng nó sẽ không giải quyết được nhu cầu đối với hàng hóa thiết yếu mà các cá nhân cần, chẳng hạn như thực phẩm, năng lượng hoặc chi phí nhà ở.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.