Đặt chân lên vùng biên A Lưới (Thừa Thiên-Huế) từ năm 20 tuổi, điều khiến thiếu tá Đào Đức Cửu gắn bó suốt 15 năm với “thung lũng da cam” chính là giấc mơ xanh lại vùng đất chết.
Thiếu tá Đào Đức Cửu (ngồi giữa) trò chuyện cùng gia đình anh Nguyễn Văn Khiên trong căn nhà nhân ái mái ấm biên cương - Ảnh: Tuyết Khoa
|
“Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết” là điều mà người ta vẫn hay nói về xã biên giới Đông Sơn. Bởi nơi này được xem là “rốn da cam” với sân bay A So, nơi Mỹ sử dụng làm sân bay dã chiến và chứa chất độc dioxin. Nhiều năm trước, ít ai dám đến vùng đất này. Thế nhưng, người lính trẻ Đào Đức Cửu thuộc đơn vị bộ đội biên phòng cửa khẩu A Đớt, với nhiệm vụ cán bộ tăng cường xã đã hăng hái cùng dân bám bản bám rừng xây dựng cuộc sống mới.
|
Ông Quỳnh Mới, một già làng cho biết: “Ngày xưa muốn vào Đông Sơn phải đi bộ đường rừng nhiều giờ. Bà con bị chất độc da cam nhiều lắm. Nhiều người phải bỏ bản mà đi. Anh Cửu hồi đó trẻ lắm. Vậy mà xông xáo lên ở với dân bản, hướng dẫn bà con trồng rừng, dạy học, đào ao nuôi cá, cải tạo đất. Ai cũng xem anh như con cháu trong nhà, sợ anh về xuôi hay đi nơi khác”.
Dẫn chúng tôi đến nhà ông Hồ Văn Lích, trú tại thôn Trai, thiếu tá Cửu mừng nói: “Ông Lích là một trong những gia đình đầu tiên đã ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình. Con cái có đứa đã đi làm, có đứa đang đi học”. Ông Lích vừa lùa đàn trâu bò từ núi về vào chuồng vừa nói: “Cách đây mười năm, nhờ anh Cửu và một số người trẻ trong bản đã giúp tôi đào ao thả cá, trồng rừng, cho cặp dê nuôi làm vốn. Chính anh Cửu đã về đơn vị quyên góp mỗi người một ngày lương để có nguồn vốn ban đầu giúp tôi. Giờ có cái ăn, có nhà kiên cố và cho con học chữ”.
Đến với vùng đất A Lưới từ năm 1992 và trở thành người lính của Đồn biên phòng 633 (nay là Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt), 7 năm sau thì thiếu tá Cửu tình nguyện về xã Đông Sơn làm cán bộ tăng cường xã. Các mô hình học tập, làm kinh tế được thiếu tá Cửu triển khai rộng về các thôn. Từ mô hình điểm của ông Lích, mô hình được nhân rộng và hiệu quả rõ rệt. Bà con cùng nhau trồng rừng. “Vùng đất chết” ngày nào còn trơ trụi hoang tàn giờ đã xanh lá, tốt tươi. Những lớp học xóa mù, những lớp phổ cập được mở. Thiếu tá Cửu chủ nhiệm 3 lớp phổ cập THCS với 142 học viên, vận động con em đến trường. Những mái ấm biên cương cũng được dựng xây trên vùng đất Đông Sơn. Anh Nguyễn Văn Khiên, trú tại thôn A Xám là người may mắn có được nhà mới đầu tiên. Đón chúng tôi trong ngôi nhà kiên cố, anh Khiên khoe: “Ngôi nhà tôi đang ở được bộ đội biên phòng xây cho. Trước đây, muốn làm nhà chỉ biết lên rừng chặt cây về làm. Anh Cửu cùng với nhiều người lính khác đã đến đây làm giúp. Anh Cửu còn đi mua nợ giúp tôi mấy bộ cửa để ngôi nhà đẹp hơn. Nhiều nhà khác cũng vậy”.
Ông Lê Văn Trừ, Bí thư Huyện ủy A Lưới cho biết thiếu tá Đào Đức Cửu là một trong những cán bộ tăng cường xã năng động với nhiều thành tích nổi bật, rất được lòng dân. Với vùng khó khăn như Đông Sơn, hầu hết người dân là người Pa Cô, Tà Ôi, C’Tu… việc thay đổi nhận thức là điều không hề dễ. Nhưng nếu đã lấy tâm đi vận động, cùng làm với bà con thì mọi chuyện mới thành và thiếu tá Cửu đã làm được điều đó.
Nhìn những cánh rừng trồng kinh tế xanh mướt, những ngôi nhà kiên cố khang trang, thiếu tá Cửu nói: “Ngày trước những ngôi làng này bị bom đạn cày nát. Những hố nước sâu hoắm, loang lổ. Bà con khổ lắm. Không có cái ăn, rồi bệnh tật, chất độc da cam, đủ thứ. Nhưng giờ thì thay da, đổi thịt, hồi sinh rồi. Bao nhiêu tết ở lại cùng bà con vui xuân ấm cúng lắm. Đông Sơn như quê hương thứ hai của tôi vậy”.
Dẫn chúng tôi đến nhà ông Hồ Văn Lích, trú tại thôn Trai, thiếu tá Cửu mừng nói: “Ông Lích là một trong những gia đình đầu tiên đã ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình. Con cái có đứa đã đi làm, có đứa đang đi học”. Ông Lích vừa lùa đàn trâu bò từ núi về vào chuồng vừa nói: “Cách đây mười năm, nhờ anh Cửu và một số người trẻ trong bản đã giúp tôi đào ao thả cá, trồng rừng, cho cặp dê nuôi làm vốn. Chính anh Cửu đã về đơn vị quyên góp mỗi người một ngày lương để có nguồn vốn ban đầu giúp tôi. Giờ có cái ăn, có nhà kiên cố và cho con học chữ”.
Đến với vùng đất A Lưới từ năm 1992 và trở thành người lính của Đồn biên phòng 633 (nay là Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt), 7 năm sau thì thiếu tá Cửu tình nguyện về xã Đông Sơn làm cán bộ tăng cường xã. Các mô hình học tập, làm kinh tế được thiếu tá Cửu triển khai rộng về các thôn. Từ mô hình điểm của ông Lích, mô hình được nhân rộng và hiệu quả rõ rệt. Bà con cùng nhau trồng rừng. “Vùng đất chết” ngày nào còn trơ trụi hoang tàn giờ đã xanh lá, tốt tươi. Những lớp học xóa mù, những lớp phổ cập được mở. Thiếu tá Cửu chủ nhiệm 3 lớp phổ cập THCS với 142 học viên, vận động con em đến trường. Những mái ấm biên cương cũng được dựng xây trên vùng đất Đông Sơn. Anh Nguyễn Văn Khiên, trú tại thôn A Xám là người may mắn có được nhà mới đầu tiên. Đón chúng tôi trong ngôi nhà kiên cố, anh Khiên khoe: “Ngôi nhà tôi đang ở được bộ đội biên phòng xây cho. Trước đây, muốn làm nhà chỉ biết lên rừng chặt cây về làm. Anh Cửu cùng với nhiều người lính khác đã đến đây làm giúp. Anh Cửu còn đi mua nợ giúp tôi mấy bộ cửa để ngôi nhà đẹp hơn. Nhiều nhà khác cũng vậy”.
Ông Lê Văn Trừ, Bí thư Huyện ủy A Lưới cho biết thiếu tá Đào Đức Cửu là một trong những cán bộ tăng cường xã năng động với nhiều thành tích nổi bật, rất được lòng dân. Với vùng khó khăn như Đông Sơn, hầu hết người dân là người Pa Cô, Tà Ôi, C’Tu… việc thay đổi nhận thức là điều không hề dễ. Nhưng nếu đã lấy tâm đi vận động, cùng làm với bà con thì mọi chuyện mới thành và thiếu tá Cửu đã làm được điều đó.
Nhìn những cánh rừng trồng kinh tế xanh mướt, những ngôi nhà kiên cố khang trang, thiếu tá Cửu nói: “Ngày trước những ngôi làng này bị bom đạn cày nát. Những hố nước sâu hoắm, loang lổ. Bà con khổ lắm. Không có cái ăn, rồi bệnh tật, chất độc da cam, đủ thứ. Nhưng giờ thì thay da, đổi thịt, hồi sinh rồi. Bao nhiêu tết ở lại cùng bà con vui xuân ấm cúng lắm. Đông Sơn như quê hương thứ hai của tôi vậy”.
Bình luận (0)