Giải mã được nguồn gốc tiến hóa loài rắn

29/07/2012 03:00 GMT+7

Một trong những hóa thạch cổ nhất của loài rắn đã cung cấp chứng cứ cho thấy giòng giống bò sát trơn tuột này có thể khởi nguồn từ đất liền chứ không phải dưới biển như các giả thuyết trước đây.

Sinh vật đầy mê hoặc, từng sống cùng thời với khủng long, nhiều khả năng xuất phát từ một chi bò sát chui rúc trong hang và đã rụng mất các chi theo thời gian, theo báo cáo trên chuyên san Nature. Thời gian và cách các loài rắn tách khỏi anh em họ đủ chân là thằn lằn vẫn còn là một bí ẩn. Cuộc tranh cãi quanh nguồn gốc của chúng càng phức tạp hơn do quá thiếu hóa thạch cổ đại về loài chuyển tiếp, tức loài có đặc tính của cả 2 nhóm liên quan.

Tuy nhiên, hóa thạch mới được phát hiện ở phía đông Wyoming (Mỹ) thuộc về loài rắn cổ Coniophis precedens - sống cách đây khoảng 65 đến 70 triệu năm, có thể giúp xóa đi một phần bí ẩn về cội nguồn của loài bò sát trên. Theo phân tích của chuyên gia Nicholas Longrich (Đại học Yale) và đồng sự, Coniophis từng sống trong khu vực đồng bằng cửa sông do nước lũ tạo thành và không có khả năng di chuyển trong nước. Chúng được xem là loài rắn chuyển tiếp, tức mang thân hình giống rắn nhưng đầu lại thiên về thằn lằn, theo AFP. 

Thụy Miên

>> Hóa thạch bò sát biển thời tiền sử
>> Tiến hóa nhanh không tưởng ở sao biển
>> Con người vẫn đang tiến hóa
>> Ăn thịt thúc đẩy tiến hóa
>> Tuổi trung niên là đỉnh cao của tiến hóa
>> Phát hiện mới vụ đại gia lừa tiền hoa hậu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.