FPT Shop được khuyên chuyển ngạch kinh doanh vì làm phim quá hay

Thành Luân
Thành Luân
27/01/2021 11:45 GMT+7

Web drama cổ trang ‘Gái xấu xiên không’ của FPT Shop sau 2 tuần lên sóng đã ‘gây sốt’ trên mạng xã hội về sự đầu tư cũng như nội dung dù đây chỉ là một TVC quảng cáo.

Xuyên không - đề tài cũ được làm mới với cổ trang Việt

Một ý tưởng cũ được thổi hồn Việt đã tạo được thành công bất ngờ

Một ý tưởng cũ được thổi hồn Việt đã tạo được thành công bất ngờ

TVC (phim quảng cáo trên TV) “Gái xấu xiên không” là câu chuyện xuyên không (từ hiện tại trở về quá khứ) của một nữ nhân viên văn phòng tên Phương Giang đang sinh sống ở thế kỷ 22. Cô nhận được món quà đặc biệt từ FPT Shop và vô tình “rơi” về thời phong kiến, trở thành tiểu thư Cao Thi - con gái Tể tướng của Tri Quốc (một quốc gia giả tưởng).
Số phận khiến cô phải đóng giả nô tì trong phủ Vương gia của Ngọc Quốc để tìm báu vật nhằm giải cứu thanh mai trúc mã của mình tại quê hương. Tại đây, Cao Thi bị cuốn vào cuộc tranh giành báu vật và cùng lúc được cả Tiểu Vương gia lẫn Ngũ Vương gia của Ngọc Quốc đem lòng yêu thương.
Bộ phim không dựa trên bất kỳ dữ kiện lịch sử có thật nào, nhưng nhà sản xuất vẫn hết sức đầu tư nội dung, trang phục và bỏ công tìm tòi nghiên cứu, tạo nên một mạch phim chặt chẽ, đồng thời mang tới cho người xem một sản phẩm giải trí, lại truyền tải được giá trị văn hóa truyền thống. “Gái xấu xiên không” có thời lượng lên tới 1 tiếng rưỡi để có thể phủ hết phần kịch bản dài gần 76 trang được chỉnh sửa hàng tháng mới chốt nội dung.
Trang phục, nội dung, bối cảnh… đều được ê-kíp sản xuất đầu tư hết sức nghiêm túc

Trang phục, nội dung, bối cảnh… đều được ê-kíp sản xuất đầu tư hết sức nghiêm túc

Xen lẫn nội dung phim là một số chi tiết quảng cáo cho thương hiệu, nhưng với mục tiêu để người xem thấy vẫn không bỏ phim, nhóm sản xuất đã phải sàng lọc, ràng buộc nội dung rất nhiều để mọi cảnh phim đều liên quan và hấp dẫn. Bao trùm bộ phim là khung cảnh thời phong kiến và dù không gắn với dữ kiện lịch sử nhất định, mọi bối cảnh, tình huống, nhân vật đều mang hơi hướng Việt cổ.

Ý tưởng về bộ phim cổ trang Việt

Ý tưởng cho “Gái xấu xiên không” xuất hiện vì cả nhóm đều là những người yêu thích phim ảnh cũng như dòng phim trở về quá khứ. Dự định ban đầu là làm phim cổ trang nước ngoài, nhưng cuối cùng FPT Shop đã chọn cổ trang Việt để thử sức và cũng để tôn vinh những giá trị truyền thống, cốt cách, tinh thần Việt Nam. Để trang phục và bối cảnh phù hợp, ê-kíp đã chuẩn bị rất công phu từ khâu nghiên cứu tư liệu văn hóa - lịch sử, thử nghiệm, chế tác nhằm mang đến bộ phim thật nhất có thể.
5 Vương gia trong phim nhận được rất nhiều lời khen về trang phục cũng như phong thái, lối diễn xuất

5 Vương gia trong phim nhận được rất nhiều lời khen về trang phục cũng như phong thái, lối diễn xuất

Hiểu được những yếu tố hay bị bắt lỗi trong phim cổ trang, nhóm thực hiện đã liên hệ với các cộng đồng cổ phục để xin tư vấn. Việc chọn vai diễn cũng qua sàng lọc gắt gao. Dù các Vương Gia xuất hiện không nhiều nhưng mỗi người đều khắc họa rõ nét một tính cách rõ rệt, với những người rành và có tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, sẽ có thể đoán ra đó là những Vương Tôn nào trong thời Việt Cổ. FPT Shop đặt mục tiêu diễn viên phải phù hợp với tính cách (đã được viết trong kịch bản) của nhân vật lên đầu, không đặt nặng chuyện người đó có nổi tiếng hay không. Quyết định này đã cho thấy sự đúng đắn khi dàn diễn viên trẻ đã them màu sắc cho phim, đồng thời rất được lòng khán giả trẻ.
Ngoài các Vương Gia diễn rất tròn vai, thì không thể không kể đến sự phối hợp ăn ý của 4 diễn viên chính là Phương Giang (vai Phương Giang), Trương Minh Thảo (vai Ngũ Vương Gia), Nhật Hào (vai Tiểu Vương Gia) và Quang Đào (vai nhà vua). Có thể thấy đây là những diễn viên trẻ đầy tiềm năng của phim Việt qua “cách diễn xuất tự nhiên, diễn như không diễn, thể hiện đúng tính cách nhân vật mà không cố tình thể hiện quá đà hay màu mè…” - lời nhận xét từ nhiều người xem.
Ngoài những yếu tố xưa cũ, phim cũng được lồng một số chi tiết mới lạ, hiện đại như điệu nhảy trên nền nhạc sôi động ở chốn cung đình, sự xuất hiện của sản phẩm công nghệ trong phim… Thao tác “chụp ảnh tự sướng” ngay thời phong kiến cũng được lồng vào hết sức hợp lý.

Bỏ nghề bán máy, chuyển nghiệp bấm máy

Bộ phim khéo léo lồng ghép quảng cáo nhẹ nhàng để giữ được mạch phim và giữ chân khán giả thành công

Bộ phim khéo léo lồng ghép quảng cáo nhẹ nhàng để giữ được mạch phim và giữ chân khán giả thành công

Đó là lời khuyên của không ít khán giả sau khi dành hơn 1 tiếng rưỡi để xem “Gái xấu xiên không”. Rất nhiều người tấm tắc khen sản phẩm này và cho rằng FPT Shop nên chuyển luôn qua làm phim để “nâng tầm phim Việt”, hoặc ít nhất nên mở thêm một công ty chuyên về phim ảnh vì “phim xem không thể rời mắt được, đi đánh rang cũng đem theo coi” như lời chia sẻ của một khán giả. Thậm chí, một số người còn cho rằng TVC này tuy là quảng cáo nhưng còn hay và được đầu tư hơn một số phim cổ trang từng ra mắt.
“Công ty thương mại hay Hãng sản xuất phim truyện vậy”, khán giả tên Quý gửi thắc mắc. “Vũ trụ điện ảnh FPT Shop được ra đời từ đây”, “Tưởng phim chiếu rạp”, “Quảng cáo đỉnh của chóp. Trang phục, cốt truyện đỉnh hơn phim rạp”… là những lời tán thưởng mà người xem dành cho tác phẩm mới nhất của FPT Shop.
Sau 2 tuần được đăng tải trên fanpage chính thức của FPT Shop, bộ phim đã nhận được hơn 2.400 bình luận, trên 30.000 lượt tương tác và nhiều nghìn lượt chia sẻ. Bộ phim cũng có gần hơn 4 triệu lượt xem trên kênh Facebook và YouTube của hãng và con số này chắc chắn còn tăng mạnh bởi các phản hồi luôn rất tích cực.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, thị trường luôn có rất nhiều TVC lên sóng và đa phần dưới hình thức video ca nhạc. Trong khi đó, web drama “Gái xấu xiên không” lại trở thành một “món ăn tinh thần” mới lạ với ý tưởng cũng như sự đầu tư đáng kinh ngạc từ một đơn vị vốn chỉ kinh doanh thiết bị di động, công nghệ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.