|
Đứng đầu về số doanh nghiệp có sản phẩm thuộc danh sách này là Ấn Độ (25 công ty), Hàn Quốc (4 công ty) và các công ty của Mỹ, Pháp, Canada, Pakistan, Philippines, Nga, Đức...
Cục QLD cũng yêu cầu các công ty nhập khẩu thuốc, sau khi thuốc được thông quan phải chuyển về bảo quản tại các kho đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt bảo quản thuốc” và chỉ được phép đưa ra lưu thông, phân phối các lô thuốc đã được lấy mẫu và kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong quá trình lưu hành, các công ty vẫn phải tiếp tục theo dõi, giám sát chất lượng thuốc theo quy định.
Ngoài ra, Cục cũng đề nghị Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM và trung tâm kiểm nghiệm các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm nghiệm chất lượng các thuốc do các công ty nhập khẩu gửi tới trước khi đưa ra lưu thông phân phối và sử dụng.
“Cục sẽ liên tục cập nhật các công ty có nhiều thuốc vi phạm chất lượng phải kiểm nghiệm 100% lô thuốc khi nhập vào Việt Nam. Danh sách này sẽ được thông báo rộng rãi. Việc này nhằm ngăn chặn người bệnh phải sử dụng thuốc kém chất lượng, ảnh hưởng chất lượng điều trị”, ông Cường nhấn mạnh.
Liên Châu
>> Gia hạn thời gian nhập khẩu thuốc chữa bệnh
>> Công khai quy trình xét duyệt cấp số đăng ký và nhập khẩu thuốc
>> Chống đẩy giá thuốc bất hợp lý ở bệnh viện
>> Giá thuốc bệnh viện bị đẩy lên quá cao
>> Cử tri bức xúc quá tải bệnh viện, giá thuốc tăng
>> Giám sát giá thuốc đấu thầu: Quá khó!
>> Giá thuốc tăng
Bình luận (0)