Trong đêm nhạc Hạ huyền 2 live in Munakata này, Giang Trang vẫn giữ nguyên ý tưởng cũ là cuộc đối thoại của nhạc Trịnh Công Sơn giữa nhạc cụ phương Tây và phương Đông, giữa vẻ đẹp và sự tĩnh lặng. Điều đó, theo Giang Trang, sẽ tạo nên sắc thái không buồn, không vui cho những bài hát nhạc Trịnh. Đây cũng là điều cô cảm thấy rõ trong tinh thần âm nhạc của ông.
Cũng tham gia Hạ huyền 2 live in Munakata với Giang Trang có nhạc sĩ Thanh Phương (guitar), nhạc sĩ Lưu Hà An (piano), nghệ sĩ Vân Mai (đàn tranh). “Thực ra, đây là một dự án hợp tác văn hóa thì đúng hơn. Đại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam cũng tham gia việc mời nghệ sĩ tham gia chương trình”, Giang Trang cho biết.
tin liên quan
Giang Trang ‘thiền hóa’ nhạc Trịnh Công SơnTinh thần Thiền đã giúp Giang Trang mang đến những bước chân vui trong đời khi bước vào nhạc Trịnh. Đêm Nguyệt hạ của cô là vậy.
Cô cũng cho biết lý do chọn Nhật Bản là điểm đến mới của Hạ Huyền: “Nhạc Trịnh Công Sơn tối giản và có tính thiền, hướng về tình yêu bao la rất phù hợp với tính cách và văn hóa người Nhật. Trước tôi, bản thân Trịnh Công Sơn và các nghệ sĩ luôn có những mối liên hệ gần gũi với đất nước này. Tôi luôn có một niềm ước ao, được thấy âm nhạc Trịnh Công Sơn được chơi trong các không gian riêng, giao hòa và gần gũi thiên nhiên. Khi âm nhạc được chắp cánh và đến với nhiều tâm hồn, nhiều vùng đất, đó là hạnh phúc không sao kể xiết”.
Trong đêm diễn cũng sẽ xuất hiện những hình ảnh của bức tường nhà tập thể ở ngõ Văn Chương. Đây là những hình ảnh trong phim Hà Nội của tôi (Mon Hanoi) - một phim tài liệu về Hà Nội của cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Jean Noel Poirier. Phim sẽ ra mắt vào tháng 10, trong đó có đoạn về những bức tường nhà tập thể trên nền nhạc Hạ huyền 2 của Giang Trang. Chính vì thế, cô cũng sẽ mang những hình ảnh này tới Nhật.
Giang Trang hiện được coi là người hát nhạc Trịnh theo cách đương đại nhất. Cô có những kết hợp âm nhạc Trịnh Công Sơn với nhạc cổ điển, cũng có khi với âm nhạc dân tộc theo cách riêng.
Bình luận (0)