1 tỉnh có tới 68 trung tâm ngoại ngữ - tin học

13/11/2015 19:00 GMT+7

(TNO) Sáng nay 13.11, hội thảo bàn về thực trạng và giải pháp chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đã diễn ra tại Sở GD-ĐT TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

(TNO) Sáng nay 13.11, hội thảo bàn về thực trạng và giải pháp chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đã diễn ra tại Sở GD-ĐT TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Học viên tham gia lớp luyện thi IELTS tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM - Ảnh minh họa: Đào Ngọc ThạchHọc viên tham gia lớp luyện thi IELTS tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM - Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Trong bài tham luận của mình, đại diện Khoa Kỹ thuật hóa học - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết: Việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên hệ đại trà gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về giảng viên. Hiện nay, tỉ lệ sinh viên/giảng viên của khoa này là khoảng 15/1. Tuy nhiên, số giảng viên có khả năng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành chỉ có 13 người nên thiếu số lượng giảng viên cần thiết. Trong khi đó, sĩ số lớp học chuyên ngành quá đông với quy mô từ 50 - 60 sinh viên/lớp. Chưa kể, trình độ ngoại ngữ của cán bộ giảng dạy không đồng đều cũng khiến việc triển khai dạy tiếng Anh chuyên ngành gặp nhiều khó khăn.
Tương tự, phát biểu trong hội thảo bàn về thực trạng chất lượng dạy học ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ do Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức trong hai ngày hôm qua và hôm nay (13.11), tiến sĩ Hà Văn Sinh, Trung tâm ngoại ngữ PTC Nha Trang (Khánh Hòa) cũng nêu khó khăn tương tự. Theo tiến sĩ Sinh, dân số toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ 1,4 triệu người nhưng nơi đây có đến 68 trung tâm và cơ sở đào tạo ngoại ngữ - tin học. Các trung tâm này tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Nha Trang (trong khi dân số chưa đến 400.000 người), điều này dẫn đến việc phân tán nguồn lực giáo viên ngoại ngữ.
Theo ông Sinh, số lượng giáo viên thực sự có năng lực sư phạm rất khan hiếm ở các địa phương. Bởi lẽ, dù sinh viên tốt nghiệp sư phạm nhiều nhưng chỉ muốn bám trụ ở thành phố lớn, không chịu về địa phương giảng dạy.
“Trong một số lần phỏng vấn tuyển dụng, tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng về chất lượng giáo viên ngoại ngữ, khi mà có không ít anh chị em không đủ nhận thức, kém về phương pháp giảng dạy, thậm chí về phát âm. Có nhiều người dù không tốt nghiệp sư phạm ngành ngoại ngữ vẫn đến xin dạy thông qua việc cố gắng có được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Mà chứng chỉ này thực tế cũng không đáp ứng được nghiệp vụ, năng lực giảng dạy thực sự của giáo viên”, ông Sinh nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.