Trong bộ quy tắc ứng xử của người học vừa được Trường ĐH Tài chính - Marketing công bố, trường này có quy định nghiêm cấm người học sử dụng các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, diễn đàn mạng để đăng tin và bình luận không mang tính xây dựng nhà trường; phán xét, nhận định không đúng sự thật theo chiều hướng tiêu cực đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường.
Trước quy định này, sinh viên bày tỏ các ý kiến khác nhau. Sinh viên Phan Huy, Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho rằng sinh viên nên được tự do bày tỏ ý kiến của mình về nhà trường và thầy cô giáo.
Theo Phan Huy, sinh viên thường có tâm lý ngại nói trực tiếp với trường hoặc thầy cô vì sợ bị “đì”, nhất là góp ý các mặt còn hạn chế. Khi đó, sự tồn tại của các diễn đàn sinh viên trên fanpage Facebook, sinh viên được ẩn danh có thể nói hết suy nghĩ thật của mình. Có thể nói, các trang diễn đàn hoặc mạng xã hội là nơi thể hiện thật nhất những suy nghĩ của sinh viên về nhà trường và thầy cô.
tin liên quan
Cấm người học ‘nói xấu’ thầy cô trên mạng xã hộiTuy nhiên theo Phan Huy, khuyết điểm của các trang mạng này là việc ai cũng có quyền được đăng tải thông tin. Do đó có những thông tin không có trong thực tế mà do sinh viên tự bịa, khi đăng tải công khai gây nhiễu thông tin và ảnh hưởng xấu đến trường và thầy cô.
Trong khi đó, Tú Anh, sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing, lại ủng hộ quy tắc của trường bởi tình trạng phát ngôn bừa bãi, bêu xấu người khác trên Facebook và các mạng xã hội đang rất phổ biến.
“Không chỉ trên mạng xã hội mà ngay trong đời thực, việc nói xấu, vu khống người khác là vi phạm pháp luật, bị phạt hành chính thậm chí nếu hậu quả nghiêm trọng là xử lý hình sự. Do vậy, trường học có quy định như vậy là cần thiết, hạn chế sinh viên của mình vi phạm rồi bị xử lý theo pháp luật”, Tú Anh phân tích.
Theo Tiến, học sinh, sinh viên lên mạng nói không hay về thầy cô là do bức xúc vấn đề nào đó. Có thể sự bức xúc này mang tính chủ quan, vô lý, nhưng đó chỉ là hành động bồng bột, nhất thời. Sinh viên luôn mong thầy cô và nhà trường sẵn lòng và vui vẻ lắng nghe phản ánh, góp ý. Có như vậy mới giảm được sự bức xúc dẫn đến hành vi “nói xấu”.
Bình luận (0)