Cơ duyên với trẻ em kém may mắn
Một ngày giữa tháng 10, chúng tôi đến Trung tâm bảo trợ xã hội Quảng Nam (TP.Hội An, Quảng Nam), nơi nuôi dưỡng những trẻ em kém may mắn và không khỏi bất ngờ khi trước mắt là hàng chục đứa trẻ với những khuôn mặt rất giống nhau. Thấy người lạ, chúng khoanh tay chào rồi lại tiếp tục cặm cụi tô màu, viết từng chữ với nét được, nét mất. Giữa đám trẻ ấy là một phụ nữ với khuôn mặt phúc hậu, đang tận tình cầm tay cho một bé gái tập viết nét chữ đầu tiên. Cô là Lương Thị Kim Loan (49 tuổi), người có hơn 25 năm gắn bó với những đứa trẻ khuyết tật tại trung tâm này.
tin liên quan
Cô giáo mỉm cười khi bị... học trò đánhCũng từ đó, cô gắn với nơi này như ngôi nhà thứ 2 của mình. Mỗi ngày, cô bắt đầu công việc từ 5 giờ sáng. Khi lũ trẻ vẫn say giấc, cô đã đến trung tâm chuẩn bị bữa ăn cho các cháu. Công việc tưởng như đơn giản nhưng chỉ những ai đã từng chăm sóc trẻ khuyết tật mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả, có khi thấm đẫm cả mồ hôi và nước mắt. Được giao quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng 12 trẻ khuyết tật, công việc của cô không có lịch trình nhất định. Khi nào cô cũng luôn chân luôn tay tỉ mỉ chăm sóc cho từng đứa, dạy cho các em cách đánh vần, tập viết chữ, tô màu, học hát... vì chúng đều là trẻ khuyết tật đặc biệt nặng. “Dạy trẻ khuyết tật gian nan lắm. Có khi viết một chữ phải mất cả tuần, thậm chí cả nửa tháng nhiều em cũng không làm được. Nhưng bản thân tôi không bao giờ cho phép mình nản lòng, bởi mình đến với các em bằng tất cả tình yêu thương. Dạy các em cũng như chính dạy con mình vậy”, cô Loan tâm sự.
Dành cho các con tình cảm đặc biệt nhất
|
Để hiểu hơn về những đứa trẻ của mình, cô Loan tìm đến một chuyên gia dạy trẻ người Úc để học các kỹ năng chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Vì vậy, hầu hết những đứa trẻ qua tay cô đều có tiến bộ về trí tuệ, sức khỏe.
Đáp lại tình cảm của cô Loan, trẻ khuyết tật ở trung tâm đều gọi cô là mẹ Loan. Đó là tình cảm, cũng là món quà lớn nhất mà những đứa trẻ kém may mắn dành cho người mà chúng yêu quý.
Ông Nguyễn Đình Tâm, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long, cho hay các thầy cô giáo dạy trẻ khuyết tật xứng đáng nhận được sự tôn vinh vì không chỉ cần vững nghiệp vụ sư phạm, để làm tốt công việc của mình, họ còn dạy học bằng tấm lòng của những người làm cha mẹ. “Các thầy cô vừa dạy dỗ, vừa chăm sóc, vừa cảm thông, vừa thương yêu… các học trò kém may mắn. Các thầy cô giáo này xứng đáng nhận được sự sẻ chia của xã hội”, ông Tâm nói.
Bình luận (0)