PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, kể: "Sau sự việc này, có giáo viên (GV) hỏi tôi, để tránh tai nạn trong nghề, có thể ban hành một danh sách các hình thức xử phạt và GV có thể tuân thủ theo nó". Theo bà Chu Cẩm Thơ, danh sách có rồi và trong danh sách ấy không có hình phạt quỳ hay đánh. "Nhưng không phải vì thiếu đánh, thiếu quỳ sẽ khiến trẻ hư, khiến trẻ không tôn trọng thầy cô hoặc là làm như thế thì ngành giáo dục đang bao che cho học sinh, tước hết quyền của nhà giáo. Vì thầy cô không cần những vũ khí đó nếu thầy cô được hành nghề trong bối cảnh mỗi nhà, mỗi nơi đều quan tâm đến trẻ, mỗi người cha, người mẹ đều thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với con của họ, học trò của thầy cô. Vậy là trước tiên, muốn thầy cô thực thi tốt chuyên môn của mình thì cần tạo cho thầy cô môi trường và có được đối tác “giáo dục”. Phải bắt đầu từ nhận thức lại về mục tiêu giáo dục, về thực thi giáo dục các giá trị chứ không chỉ là kiến thức", PGS Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh.
tin liên quan
Trăn trở chuyện xử phạt học sinh
Chú trọng đến an toàn về tinh thần
Tại lễ phát động xây dựng “Trường học hạnh phúc” tổ chức vào tháng 4 vừa qua, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng: Một trong những tiêu chí làm nên trường học hạnh phúc là nơi đó đảm bảo được sự an toàn về tinh thần và thể chất cho mỗi thành viên trong trường. GV và HS phải được bảo vệ về thân thể, không bị xúc phạm về tinh thần, thể xác. Ông Nhạ nhấn mạnh vấn đề an toàn về tinh thần.
Thực tế, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn tổn thương về thể xác. Các bạn bị đòn có thể đau một vài ngày thì hết; nhưng đau đớn về tinh thần có thể tạo ra sang chấn tâm lý kéo dài đến hết cuộc đời. Do đó, các thầy cô cần lắng nghe những bức xúc, ức chế của HS, đồng nghiệp và hỗ trợ họ giải quyết theo hướng tích cực những vấn đề này.
|
Bình luận