Tăng lực lượng, quy định rõ trách nhiệm
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay lực lượng thanh tra thi có thay đổi gì về số lượng, cơ cấu không, thưa ông?
|
Điểm mới nữa cũng rất đáng chú ý là năm nay quy định trách nhiệm của cán bộ thanh tra. Trong đó quy định: “Cán bộ làm công tác thanh tra ở đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm liên đới với những sai phạm xảy ra ở đó”.
Chúng tôi sẽ tổ chức một số đoàn, làm việc với một số nơi có vướng mắc, khó khăn và chủ động nắm tình hình. Năm nay, chúng tôi sẽ không tổ chức thanh tra mà chỉ kiểm tra công tác chuẩn bị thi để nhằm chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc, chưa đúng quy định trong việc chuẩn bị thi.
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thi sẽ thành lập các đoàn thanh tra lưu động theo khu vực, thành lập và chỉ đạo các sở GD-ĐT thành lập đường dây nóng… để tiếp nhận và xử lý kịp thời những phản ánh của người dân về bất thường của kỳ thi.
Cán bộ thanh tra chấm thi tăng gấp 3 lần
Sai phạm năm trước diễn ra chủ yếu ở khâu chấm thi. Năm nay, việc chỉ đạo thanh tra ở khâu này có gì thay đổi nhằm giám sát và phát hiện kịp thời các sai phạm không, thưa ông?
Về chấm thi, năm nay cũng tăng cường lực lượng thanh tra. Ví dụ như năm ngoái, mỗi hội đồng chấm thi chỉ bố trí 2 cán bộ thanh tra của 1 trường ĐH về cắm chốt, bất kể hội đồng đó nhiều hay ít bài thi. Năm nay, lực lượng này sẽ được bố trí cụ thể hơn.
Ví dụ những nơi nhiều bài thi phải bố trí nhiều cán bộ thanh tra hơn, chẳng hạn Hà Nội là địa phương có lượng bài thi lớn nhất cả nước thì không thể vẫn chỉ có 2 cán bộ thanh tra như năm trước mà dự tính phải có 7 người làm nhiệm vụ thanh tra khâu chấm thi, nhiều gấp 3 lần so với năm trước.
tin liên quan
Sau vụ gian lận điểm thi, có cần sửa quy chế thi năm nay?Việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra năm nay sẽ phải làm rất kỹ, bên cạnh tập huấn về quy chế, sẽ phải tập huấn cho cán bộ thanh tra cả về kỹ năng. Ví dụ, khi tập huấn chấm thi trắc nghiệm, cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra sẽ được xem “biểu diễn” toàn bộ quá trình chấm trắc nghiệm thế nào để khi thanh tra chấm thi thật sẽ biết họ có làm đúng quy trình hay không.
Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình có là “điểm nóng” ?
|
Những địa phương năm ngoái xảy ra sai phạm như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, năm nay có được coi là những “điểm nóng”, cần lưu ý đặc biệt không?
|
Một điểm mới trong hướng dẫn thanh tra thi THPT quốc gia năm nay là có yêu cầu giám sát công việc của thanh tra. Mục đích của việc này là gì, thưa ông?
Đây đúng là một điểm mà chúng tôi quyết định bổ sung vào hướng dẫn để giám sát các hoạt động thanh tra xem việc thanh tra có đúng quy định hay không. Tuy nhiên, hướng dẫn không yêu cầu bắt buộc mà chỉ khuyến khích.
Ngoài ra, năm nay bổ sung nhiều về kỹ thuật giám sát kỳ thi như quy định về dán tem niêm phong hoặc camera giám sát khu vực bảo quản đề thi, bài thi, chấm thi... có kết nối mạng hay không...
Nhiều thay đổi trong hướng dẫn thanh tra thi
Năm nay, hướng dẫn công tác thanh tra thi THPT quốc gia chi tiết, cụ thể hơn so với năm trước. Người được cử làm nhiệm vụ thanh tra, ngoài những quy định về phẩm chất, đạo đức, năng lực... thì bổ sung quy định không cử người tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi khi đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi. Tổ chức thanh tra linh hoạt hơn ở khâu chuẩn bị thi, có thể thanh tra hoặc kiểm tra.
Ban Chỉ đạo thi cấp T.Ư sẽ quyết định thành lập các đoàn kiểm tra phân chia đến tất cả các địa phương. Các đoàn kiểm tra này do các thứ trưởng, lãnh đạo các vụ, cục làm trưởng đoàn trực tiếp đến làm việc với ban chỉ đạo thi cấp tỉnh. Sau các đoàn kiểm tra này, những nơi cần phải lưu ý thì thanh tra bộ sẽ thành lập các đoàn kiểm tra để đôn đốc, xem xét họ có chấn chỉnh và thực hiện nghiêm không. Như vậy có sự phối hợp rất kỹ giữa thanh tra và kiểm tra.
|
Bình luận (0)