|
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên
Bộ GD-ĐT đã tổ chức đợt tập huấn giáo dục phát triển năng lực và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cho 200 báo cáo viên nguồn. Tại sao lại có đội ngũ “báo cáo viên nguồn” này, thưa ông?
tin liên quan
Thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mớiBên cạnh đó, khoảng 60 GV giỏi ở các trường phổ thông và một số hiệu trưởng cũng được lựa chọn là báo cáo viên nguồn. Họ vừa là những người trực tiếp dạy học, qua các lớp bồi dưỡng, người đi đầu trong việc thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực HS để triển khai ở nhà trường, tạo ra những ví dụ điển hình, những bài minh họa để làm học liệu cho các khóa tập huấn. Ngoài ra, còn có các chuyên viên các vụ chức năng, cũng là những người sẽ chỉ đạo triển khai lan tỏa xuống các sở GD-ĐT, các phòng GD-ĐT.
Sau đó, các báo cáo viên nguồn sẽ nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới dưới các góc độ khác nhau để họ hiểu rõ nhất về CT, từ đó viết tài liệu cho từng đối tượng, với mục tiêu tất cả các đối tượng này khi triển khai xuống nhà trường phải đảm bảo được việc tạo điều kiện thuận lợi nhất, cũng như phát triển năng lực tốt nhất cho GV để GV có thể tổ chức được các hoạt động trong nhà trường như đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
|
Cách để phát triển năng lực học sinh
Chương trình mới nhấn mạnh tới mục tiêu cốt lõi là phát triển năng lực người học. Cụm từ này được nhắc nhiều trong những năm gần đây nhưng dường như ngay cả hiệu trưởng hay GV cũng còn hiểu rất mơ hồ về điều này?
|
Chính vì vậy, trong khóa tập huấn 5 ngày vừa rồi, chúng tôi tập trung vào phần đổi mới phương pháp dạy học, làm sao để tổ chức được cho HS học một cách tích cực, tự lực thông qua các bài học, để từ đó HS sẽ phát triển được các năng lực.
Thực tế, việc phát triển năng lực HS không phải điều gì quá xa lạ với GV. Chẳng hạn như HS được hướng dẫn để đọc, để lĩnh hội kiến thức từ trong văn bản, qua đó HS vừa có được kiến thức vừa phát triển được năng lực đọc hiểu, năng lực ngôn ngữ. Trong quá trình đọc hiểu, nếu bài giảng được thiết kế tạo điều kiện cho HS được thảo luận, tương tác với nhau thì HS sẽ phát triển được năng lực giao tiếp hợp tác.
Hiện tượng “tam sao thất bản” không phải là hiếm xảy ra ở những lần bồi dưỡng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới trước đây khiến cho công việc này không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Ông lấy gì làm đảm bảo rằng điều này sẽ không xảy ra trong lần đổi mới này?
200 báo cáo viên nguồn như tôi đã nói ở trên có nghĩa vụ là sẽ bồi dưỡng lại cho các đối tượng GV với hình thức trực tuyến và trực tiếp. Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng nguồn tài liệu gồm các văn bản, video clip… Với bồi dưỡng trực tuyến, GV có thể vừa nghiên cứu tài liệu vừa tương tác với giảng viên; đồng thời, tham khảo các trường hợp điển hình trong các video bài học minh họa. Bên cạnh đó, còn có các video phân tích để mỗi GV khi nghiên cứu bài học đều có thể phân tích theo 12 tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học mà Bộ đã hướng dẫn từ năm 2014 đến giờ.
Hiện nay internet đã cơ bản phủ hết mọi vùng, tuy nhiên, vẫn có một số địa phương còn khó khăn về internet. Tại những địa phương này, cán bộ cấp sở, phòng cần có giải pháp, ví dụ như thay vì dùng internet trực tuyến, tài liệu có thể được tải xuống và chuyển tới các trường để các thầy cô có thể nghiên cứu. Như vậy, sẽ đảm bảo được việc tiếp cận tài liệu nguồn một cách chính xác, không có chuyện “tam sao thất bản” như trước đây.
Khi tổ chức các bài học, giảng viên chỉ đưa ra các phương pháp và cách thức, GV phải là người chủ động sáng tạo. Như vậy việc dạy học sẽ là một quá trình sáng tạo của GV, từ khâu chuẩn bị bài giảng đến tổ chức giảng dạy trên lớp. Đó là điều rất quan trọng mà các thầy cô giáo phải thấm nhuần.
Bình luận (0)