'Dạy con tích cực' để con phát triển toàn diện

21/01/2021 19:00 GMT+7

La mắng và sử dụng đòn roi để dạy con mang lại hiệu quả tức thời nhưng lâu dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con. Hiện tại, dạy con tích cực là phương pháp được nhiều phụ huynh hiện đại quan tâm và áp dụng.

Dạy con tích cực - phương pháp dạy con của bố mẹ hiện đại

Trong quyển sách Giáo dục bền vững, nhà văn Stephen Stirling đã viết rằng chúng ta đã quen với việc bị chất vấn bởi những nhà phê bình, họ muốn biết liệu Johnny không thể đọc được gì, không thể viết được gì và chính họ cũng là những người kêu gọi việc giáo dục nên quay trở lại với những điều chính yếu. Nhưng không ai quan tâm đến việc Johnny không thể nhảy, vẽ, thư giãn hay kiểm soát được sự hung hăng, lo lắng, đố kỵ và không thể hiện được sự tin tưởng và nhân hậu. Johnny không biết được bản thân mình là ai.
“Chúng ta hãy thừa nhận rằng những nhà phê bình cơ bản không quan tâm đến sức khỏe, hạnh phúc, sự tỉnh táo hay sự sống còn của Johnny. Tất cả đều hướng đến khả năng làm việc của anh ấy. Vậy thì giáo dục của Johnny đang phục vụ lợi ích của ai?”, ông viết trong quyển sách của mình.
Dạy con tích cực nghĩa là cha mẹ trở thành một tấm gương tốt cho con

Dạy con tích cực nghĩa là cha mẹ trở thành một tấm gương tốt cho con

Dạy con tích cực không có nghĩa là nuông chiều con, mà là sự tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ trở thành một tấm gương tốt cho con và đáp lại những sai lầm, thắc mắc của con bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Phương pháp này đòi hỏi sự thay đổi tư duy của cha mẹ từ việc chỉ trích và trừng phạt những hành vi xấu của con đến việc chủ động và sáng tạo trong việc làm gương cho con và dạy con về những hành vi tích cực.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tại New Zealand, Singapore và Việt Nam với cương vị là một giáo viên lãnh đạo nhà trường và cũng là một phụ huynh, thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng Trường quốc tế Sài Gòn Pearl (ISSP) - hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy con tích cực đối với sự phát triển toàn diện lâu dài của trẻ.
Dạy con tích cực chú trọng việc quan tâm và khích lệ điểm mạnh của con

Dạy con tích cực chú trọng việc quan tâm và khích lệ điểm mạnh của con

“Thay vì tập trung chỉ trích những điểm yếu và thiếu sót của con, phương pháp dạy con tích cực chú trọng việc quan tâm và khích lệ điểm mạnh của con, đồng thời giúp con củng cố những kỹ năng quan trọng để phát triển toàn diện, chẳng hạn kỹ năng tự nhận thức và sự kiên định. Điều này giúp con tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình để có thể thành công trong trường học và cuộc sống”, thầy Lester Stephens chia sẻ.

Cảm xúc và ranh giới dành cho trẻ

Trong phương pháp dạy con tích cực, trẻ cần học cách phản ứng và kiểm soát cảm xúc của bản thân, kể cả cảm xúc tiêu cực. Để làm được điều này, trẻ cần một ranh giới để phân biệt giữa đúng và sai, tích cực và tiêu cực. Cha mẹ có thể giúp trẻ vạch ra một ranh giới như vậy thông qua việc trò chuyện, tranh luận và hướng dẫn cho trẻ thay vì chỉ nói “không”.
Trẻ em chính là hình ảnh phản chiếu của người lớn

Trẻ em chính là hình ảnh phản chiếu của người lớn

Trẻ em chính là hình ảnh phản chiếu của người lớn. Để dạy con tích cực, trước hết cha mẹ nên là hình mẫu cho con. Đồng thời, cha mẹ cũng cần học cách hiểu và điều tiết cảm xúc của mình trong quá trình dạy con.
Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp dạy con tích cực và cách quản trị cảm xúc cá nhân trong quá trình dạy con, Trường quốc tế Sài Gòn Pearl tổ chức hội thảo “Dạy con không đòn roi” vào thứ năm, ngày 28.1.2021. Với sự dẫn dắt của thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng nhà trường, cha mẹ sẽ được tìm hiểu về lý thuyết dạy con tích cực và các mẹo dạy con hữu ích để có thể áp dụng ngay tại nhà.
Cha mẹ uốn nắn trái tim và khối óc của con từ những ngày đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường

Cha mẹ uốn nắn trái tim và khối óc của con từ những ngày đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường

“Trách nhiệm của chúng ta là uốn nắn cả trái tim và khối óc của con từ những ngày đầu tiên để trang bị cho con sự phát triển tốt nhất trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Chúng ta có thể làm được điều đó với một tư duy dạy con cởi mở và tích cực”, thầy Lester Stephens cho biết.
Cha mẹ vui lòng đăng ký tham dự sự kiện trước ngày 26.1 tại đây
Trường quốc tế Sài Gòn Pearl (ISSP) trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita, Anh Quốc với hơn 80 trường thành viên trên toàn thế giới. ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế tại TP.HCM đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đồng thời của CIS và NEASC, hai tổ chức kiểm định giáo dục uy tín thế giới. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.