Xung quanh vấn đề dạy học tích hợp lần đầu được đưa thành môn học ở cấp THCS, PGS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên CT môn khoa học tự nhiên, thành viên ban phát triển CT giáo dục phổ thông mới, khẳng định: “Đây là một môn học chứ không phải là phép cộng đơn thuần của 3 lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học lại với nhau”.
Ông Tuấn cho biết: “Khi xây dựng môn học này, chúng tôi đã tính tới điều kiện hiện nay về đội ngũ GV, về cơ sở vật chất. Khó khăn là GV của chúng ta hiện nay được đào tạo và đã quen dạy các môn học riêng rẽ nên giờ họ dạy một môn học có nhiều lĩnh vực kiến thức, rộng hơn, tổng hợp hơn. Khó khăn về cơ sở vật chất của các nhà trường về điều kiện thực hành khi tích hợp nhiều môn học với nhau”.Tuy nhiên, cũng theo PGS Tuấn, thuận lợi về kinh nghiệm dạy học tích hợp của nhiều nước trên thế giới cộng với quá trình chuẩn bị, “chạy đà” của Bộ GD-ĐT trong suốt thời gian qua. Chẳng hạn, mô hình trường học mới (VNEN) cũng đã sớm tiếp cận trong việc xây dựng môn học này ở bậc tiểu học, do đó nhiều HS và GV đã được làm quen với cách dạy tích hợp.
tin liên quan
Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình các môn họcÔng Tuấn nhấn mạnh dù thế nào thì nguyên tắc đặt ra khi xây dựng CT môn học là phải dựa trên cơ sở thực tiễn về điều kiện dạy học, về đội ngũ, cơ sở vật chất trong các trường phổ thông của Việt Nam và vì vậy sẽ không có những yêu cầu đặt ra quá xa so với thực tiễn. “Chúng tôi đã xây dựng môn học này với mức độ tích hợp vừa phải, với những mạch nội dung để GV đang dạy môn học riêng rẽ thì sau khi được tập huấn, bồi dưỡng vẫn có thể dạy được những nội dung liên quan. Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài thì các trường sư phạm phải đào tạo GV dạy các môn học tích hợp theo đúng tinh thần của môn học này”, ông Tuấn phân tích thêm.
Bình luận (0)